• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật...cấu thành tội phạm tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật..

  • Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật theo bộ luật hình sự
  • Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI BẮT GIỮ HOẶC GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về tội bắt giữ hoặc giam giữ người trái pháp luật bị đi tù bao nhiêu năm? Có được xin hưởng án treo không? Làm thế nào để giảm nhẹ hình phạt? ... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

1. Nội dung điều luật của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

     Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật được bộ luật hình sự quy định tại điều 123. Nội dung cụ thể như sau:

“Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

2. Cấu thành tội phạm tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

2.1 Khách thể của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

     Hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm tới một trong các quyền cơ bản của công dân được pháp luật nước ta bảo vệ đó là quyền tự do thân thể.

2.2 Chủ thể của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

     Chủ thể của tội này là người đạt độ tuổi do luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

     Điểm b, khoản 2 điều 123 bộ luật hình sự thì chủ thể của tội phạm trong trường hợp tăng nặng phải là người có chức vụ, quyền hạn. Đó là người có thẩm quyền bắt, giữ hoặc giam người nhưng cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn nhưng không có thẩm quyền trong việc bắt giữ hoặc giam người. Ví dụ: công an bắt người không phải trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang mà không có quyết định của tòa án hoặc quyết định phê chuẩn của viện kiểm sát.

2.3 Mặt khách quan của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

  • Hành vi khách quan của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân, trái với thủ tục và thẩm quyền bắt, giữ hoặc giam người được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự.
  • Thủ đoạn của việc bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng nhưng nó lại không có ý nghĩa trong việc định tội danh. Người phạm tội có thể dùng sức mạnh về thể chất như đánh, trói…nhưng cũng có thể dùng sức mạnh về tinh thần như dọa giết người thân,..nếu chống lại việc bắt, giữ hoặc giam. Có trường hợp người phạm tội đã dùng lệnh giả của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc mời người bị hại tới cps quan, trụ sở rồi giữ họ lại...Nếu trong khi phạm tội mà sử dụng vũ lực như đấm, đá,..gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì người phạm tội còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (điều 104 bộ luật hình sự) theo nguyên tắc phạm nhiều tội.
  • Trong trường hợp bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật mà sau đó người phạm tội có hành vi đe dọa nhân thân người bị hại dưới bất kỳ hình thức nào nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 134 bộ luật hình sự)

2.4 Mặt chủ quan của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

  • Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ việc làm của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
  • Động cơ phạm tội rất đa dạng, có thể do thù hận cá nhân, do vụ lợi hoặc do tư tưởng hống hách coi thường pháp luật…Nhưng động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội này.
Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

3. Hình phạt của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

     Điều luật quy định 3 khung hình phạt

  • Khung hình phạt cơ bản: mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng tới 2 năm.
  • Khung tăng nặng thứ nhất: mức phạt tù từ 1 năm tới 5 năm. Áp dụng cho trường hợp phạm tội Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người thi hành công vụ; Phạm tội nhiều lần; hoặc Đối với nhiều người
  • Khung tăng nặng thứ hai: Mức phạt tù từ 3 năm tới 10 năm. Áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọn. Ví dụ: việc bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật đã dẫn đến nạn nhân tự sát hoặc vì bị giam giữ quá lâu nên nạn nhân đã mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc làm cho hạnh phúc gia đình của nạn nhân bị tan vỡ…
  • Hình phạt bổ sung: hình phạt bổ sung đối với loại tội này là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm tới 5 năm.

     Một số bài viết cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:

Liên hệ Luật sư tư vấn về tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178