Tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên theo quy định pháp luật
09:05 27/11/2017
Tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên theo quy định pháp luật. Như vậy, khi tính thời gian hưởng trợ cấp thâm niên cho giáo viên, pháp luật quy định phải...
- Tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên theo quy định pháp luật
- phụ cấp thâm niên cho giáo viên
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên theo quy định pháp luật
Câu hỏi của bạn:
Tôi đóng bảo hiểm năm 1995 hợp đồng là nhân viên cấp dưỡng nhưng thực tế tôi đứng lớp giảng dạy đầy đủ đến 2003 chuyên ngạch làm giáo viên. Hiện tại tôi hưởng phụ cấp thâm niên 14% có đúng không.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên theo quy định của pháp luật tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 54/2011/NĐ-CP chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
- Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên
Nội dung tư vấn về tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên theo quy định pháp luật
1. Điều kiện và thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên
Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện tính phụ cấp thâm niên nhà giáo:
“1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.”
Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên quy định:
“1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy; giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
b) Thời gian giảng dạy; giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy; giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành; nghề khác gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan; tòa án; kiểm sát; kiểm toán; thanh tra; thi hành án dân sự; kiểm lâm; kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.”
Như vậy, khi tính thời gian hưởng trợ cấp thâm niên cho giáo viên, pháp luật quy định phải căn cứ vào thời gian bạn tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và thời gian này phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Như bạn chia sẻ, bạn đóng bảo hiểm năm 1995 hợp đồng là nhân viên cấp dưỡng nhưng thực tế bạn lại đứng lớp giảng dạy đầy đủ đến 2003 chuyên ngạch làm giáo viên và bây giờ bạn được hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Như vậy chúng tôi có thể hiểu ý của bạn là từ năm 1995 đến năm 2003 bạn tham gia giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội nhưng hợp đồng lao động bạn ký kết với nhà trường là nhân viên cấp dưỡng. Từ năm 2003 đến nay bạn đóng bảo hiểm theo đúng chức danh giáo viên.
Lúc này mức tính phụ cấp nhà giáo của bạn chắc chắn bao gồm thời điểm bạn bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội với chức danh giáo viên (từ năm 2003) cho đến nay. Thời gian mà bạn đóng bảo hiểm xã hội với chức danh nhân viên cấp dưỡng nhưng trực tiếp tham gia giảng dạy có được coi là thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên cho nhà giáo hay không thì còn phụ thuộc vào hợp đồng lao động bạn ký kết với nhà trường.
Cụ thể, nếu trong hợp đồng lao động của bạn ghi nghề nghiệp là nhân viên cấp dưỡng nhưng trong hợp đồng lao động có ghi nhận bạn được phép giảng dạy thì thời gian này bạn vẫn được tính. Còn không ghi nhận, thì thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của bạn là từ năm 2003 đến nay.
Bởi lẽ, thời gian đóng bảo hiểm làm nhân viên cấp dưỡng không được pháp luật quy định được cộng dồn để tính phụ cấp thâm niên vì thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành; nghề khác chỉ áp dụng với thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan; tòa án; kiểm sát; kiểm toán; thanh tra; thi hành án dân sự; kiểm lâm; kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có). [caption id="attachment_62639" align="aligncenter" width="497"] Phụ cấp thâm niên cho giáo viên[/caption]
2. Mức hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên
Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính mức phụ cấp thâm niên như sau:
"Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.“
Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được tính như sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng |
Vì chúng tôi cũng không rõ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn từ năm 2003 đến nay như thế nào nên chúng tôi cũng không thể đưa ra cho bạn con số chính xác nhất cho bạn về phần trăm phụ cấp thâm niên. Giả sử bạn tham gia bảo hiểm xã hội với chức danh giáo viên từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2016 và tháng nào bạn cũng đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp thâm niên của bạn sẽ là 14%.
Lúc này, mức hưởng trợ cấp thâm niên của bạn sẽ được tính bằng: Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x 1.300.000 đồng x 14%.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định
- Thời gian đi học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Để được tư vấn vấn chi tiết về tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên theo quy định pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.