• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tính chất pháp lý của hòa giải tranh chấp đất đai tại xã và hòa giải tại cơ sở. Đã có biên bản hòa giải tranh chấp tại cơ sở và cắm mốc ranh giới

  • Tính chất pháp lý của hòa giải tranh chấp đất đai tại xã và hòa giải tại cơ sở
  • Hòa giải tranh chấp đất đai tại xã
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI XÃ

Câu hỏi của bạn:

     Số là ông A có chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông cho tôi và cô B. Sau đó cô B chuyển nhượng quyền sử dụng đất lại cho ông C. Qua thời gian canh tác ông C và tôi có mâu thuẫn vì chưa giải quyết ổn thỏa về ranh đất. Sau đó ông A lại chuyển nhượng tiếp cho tôi thêm tiếp mẫu đất kế bên nữa, nên diện tích đất của tôi có tăng thêm và tôi đã làm bằng khoán xong.

     Sau đó mang danh nghĩa của Cô B, ông C đưa đơn khởi kiện tôi rất nhiều lần và nhờ chính quyền giải quyết. Tới ngày 31/5/2017 nhờ vận động thỏa thuận ranh đất ở cấp Xã đã thành và 2 bên đồng ý cắm trụ đá với sự chứng kiến của chính quyền và địa chính xã (có biên bản kèm theo). Với tổng diện tích đất đúng của cô B là: 3.540 m2 (có giấy xác nhận của ông A, có biên bản hòa giải của ban nhân dân ấp kèm theo). Biên bản đã thành và cắm xong trụ đá. Cách đây 1 tháng ông C có lại nhà tôi yêu cầu cho ông ta mướn đất canh tác nhưng tôi không đồng ý.

     Tới ngày 22/5/2018, ông C tự ý cắm cọc bằng tre cách giáp ranh trụ đá giữa 2 bên thêm 2 thước về phần đất của bên tôi nhằm mục đích lấn chiếm thêm đất đòi hơn số diện tích 3.540m2. Đến ngày 25/5/2018 ông C lại tiếp tục đào bỏ hàng trụ đá mà trước kia đã thỏa thuận cắm mốc có mặt cả 2 bên có cả chính quyền và địa chính chứng kiến. Cả 2 sự việc trên ông C không nói với tôi lần nào. Sau đó ông ta đại diện ủy quyền của Cô B lại tiếp tục đưa đơn thưa đòi chia đất lại và chính quyền ở ấp lại triệu tập đòi xử lại. Tôi xin hỏi luật sư việc làm của ấp như vậy có đúng không. Trong khi đất tôi đã có bằng khoán hẳn hoi.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn hòa giải tranh chấp đất đai tại xã

     Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và cô B mua đất của ông A. Bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn cô B thì chưa cấp giấy chứng nhận nhưng đã bán cho ông C sử dụng. Giữa bạn và ông C xảy ra tranh chấp ranh giới thửa đất nhưng hai bên đã được ấp hòa giải thành có biên bản kèm theo. Việc cắm trụ đá để xác định mốc ranh giới của hai bên đã có biên bản xác nhận. Tuy nhiên, hiện ông C lại tự ý đào trụ đá đó lên và gửi đơn lên ấp để giải quyết tranh chấp đất đai. Ấp lại triệu tập cả hai bên lên để hòa giải. [caption id="attachment_93562" align="aligncenter" width="450"]Hòa giải tranh chấp đất đai tại xã Hòa giải tranh chấp đất đai tại xã[/caption]

     1. Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở

     Theo quy định tại khoản 2 điều 202 Luật đất đai 2013, thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai là UBND cấp xã: “2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

     Ấp là cấp dưới chỉ có thẩm quyền hòa giải ở cơ sở, khi đó việc hòa giải là do thỏa thuận của các bên và việc có mặt của ấp như người làm chứng. Và Nhà nước cũng khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở trước khi hòa giải ở UBND cấp xã theo quy định tại khoản 1 điều 202 Luật đất đai:

     “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

     Tuy nhiên, theo thông tin của bạn, việc thỏa thuận cắm mốc của hai bên không được cơ quan có thẩm quyền công nhận mà chỉ có ấp làm chứng lập biên bản. Như vậy, chúng tôi nhận định rằng hai bên mới chỉ tiến hành hòa giải ở cơ sở mà không phải hòa giải tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Việc hòa giải ở cơ sở có thể tiến hành nhiều lần nếu các bên có yêu cầu nhưng không có giá trị pháp lý và tính cưỡng chế với các bên. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của hai bên, bạn có thể nộp đơn hòa giải tranh chấp đất đai tại xã để giải quyết dứt điểm.

     2. Giá trị pháp lý của hòa giải tranh chấp đất đai tại xã

     Nếu UBND xã hòa giải thành cho hai bên và việc hòa giải đó có thay đổi hiện trạng về ranh giới, thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên môi trường để đo đạc. Sau đó trình hồ sơ đến UBND cấp huyện công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 5 điều 202 Luật đất đai 2013:

     “5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

     Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

     Khi đó, các bên không thể tự ý thay đổi ranh giới đã cắm mốc được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Trong trường hợp hòa giải không thành thì biên bản hòa giải không thành là điều kiện để bạn tiến hành thủ tục kiện tranh chấp đất đai đến tòa án có thẩm quyền.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về hòa giải tranh chấp đất đai tại xã, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178