Thủ tục và điều kiện tặng cho đất trồng lúa
11:11 08/05/2019
Đất trồng lúa khi tặng cho có điều kiện chung và điều kiện riêng. Các điều kiện như: điều kiện về bên cho, bên nhận; điều kiện về đất...

Thủ tục và điều kiện tặng cho đất trồng lúa
Điều kiện tặng cho đất trồng lúa
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỀU KIỆN TẶNG CHO ĐẤT TRỒNG LÚA
Câu hỏi của bạn về điều kiện tặng cho đất trồng lúa:
Xin chào Công ty Luật Toàn Quốc,
Tôi có một khu đất 500 m2 đất trồng lúa, đã được cấp sổ đỏ năm 2000. Do cháu tôi muốn lập nghiệp nên tôi muốn tặng cho 350 m2 đất trồng lúa đó. Xin Luật sư cho tôi biết, điều kiện để tôi cho được cháu mảnh đất đó là gì? Và thủ tục tặng cho như thế nào?
Tôi chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về điều kiện tặng cho đất trồng lúa:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề điều kiện tặng cho đất trồng lúa, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề điều kiện tặng cho đất trồng lúa như sau:
1. Cơ sở pháp lý về vấn đề điều kiện tặng cho đất trồng lúa:
2. Nội dung tư vấn về vấn đề điều kiện tặng cho đất trồng lúa:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn tặng cho cháu của mình 350 m2 đất trồng lúa. Theo quy định pháp luật, đất trồng lúa là đất trồng cây hàng năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Điều kiện và trình tự tặng cho đất trồng cây hàng năm được pháp luật quy định như sau:
2.1 Điều kiện tặng cho đất trồng cây lúa
Để thực hiện được quyền tặng cho đất nông nghiệp, thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện chung và điều kiện đặc thù đối với đất trồng lúa.
2.1.1 Điều kiện chung khi thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất
Thứ nhất, tại Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện chung khi thực hiện quyền tặng cho của người sử dụng đất như sau:
- Có Giấy chứng nhận;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Theo thông tin bạn nói, bạn đã có sổ đỏ, tức là đã có giấy chứng nhận. Do đó, mảnh đất có diện tích 350 m2 bạn định cho cháu chỉ cần không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và vẫn trong thời hạn sử dụng đất (xác định dựa trên giấy chứng nhận đã được cấp) thì đáp ứng điều kiện chung để tặng cho mảnh đất đó. Thứ hai, đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thửa. Các mảnh đất sau khi tách (trong trường hợp này là mảnh đất tặng cho và phần còn lại của mảnh đất ban đầu) phải đáp ứng diện tích tối thiểu được tách thửa. Do mỗi tỉnh sẽ có quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa khác nhau, nên bạn có thể tìm hiểu diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất trồng lúa tại địa phương của mình.
2.1.2 Điều kiện riêng khi tặng cho QSDĐ trồng lúa
Do chính sách hiện nay của nhà nước là bảo vệ đất trồng lúa, nên khi tặng cho QSDĐ trồng lúa thì ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện chung, người nhận tặng cho còn phải đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể khác.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013:
"3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa."
Như vậy, để nhận tặng cho đất trồng lúa, người nhận tặng cho phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
[caption id="attachment_158640" align="aligncenter" width="450"] Điều kiện tặng cho đất trồng lúa[/caption]
2.2 Thủ tục, trình tự tách thửa để tặng cho đất trồng lúa
Bước 1: Xin công văn chấp thuận đủ điều kiện tách thửa
Thủ tục xin công văn chấp thuận đủ điều kiện tách thửa được thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện. Để xin được công văn người sử dụng đất phải nộp một bộ hồ sơ bao gồm:
- 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính + 02 bản sao chứng thực);
- 02 CMND, sổ hộ khẩu của người sử dụng đất;
- 02 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất thể hiện vị trí, kích thước, diện tích phần đất xin chuyển quyền và phần còn lại sau khi chuyển quyền (bản chính);
Sau đó, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành đo đạc địa chính để tách thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chỉnh lý, thực hiện biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hoặc gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người dân.
Bước 2: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hai bên ký kết hợp đồng tặng cho tại Văn phòng công chứng nơi có bất động sản. Hai bên mang theo các giấy tờ sau:
- Bản dự thảo hợp đồng tặng cho QSDĐ;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Công văn chấp thuận tách thửa;
- Giấy tờ tùy thân của hai bên: CMND (CCCD), sổ hộ khẩu.
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng tặng cho đã được công chứng;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Công văn đủ điều kiện tách thửa
- Giấy tờ tùy thân của hai bên: CMTND (hoặc CCND); sổ hộ khẩu; giấy tờ khác (nếu có).
Nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu sang tên đất cho người nhận chuyển nhượng đất.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả.
Kết luận: Khi tặng cho đất đai, đặc biệt là đất trồng lúa, cần phải tìm hiểu rõ các điệu kiện để thực hiện quyền tặng cho như điều kiện về đất, điều kiện về bên tặng cho và bên nhận tặng cho. Ngoài ra, thủ tục gồm 4 bước trên là để cấp giấy chứng nhận cho bên nhận tặng cho (tức là cháu của bạn).
Bài viết tham khảo:
- Các trường hợp mua bán, tặng cho đất có điều kiện theo quy định;
- Mức xử phạt hành vi tự ý tặng cho đất có điều kiện khi không đủ điều kiện;
Để được tư vấn chi tiết về điều kiện tặng cho đất trồng lúa quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Quỳnh Dinh