• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội theo quy định tại Luật cư trú 2020, đã bãi bỏ quy định về điều kiện về thời gian tạm trú

  • Thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội theo quy định mới nhất
  • Thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội
  • Tư vấn luật hộ khẩu
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về Thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội như: Thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội là gì, Trường hợp được nhập khẩu tại Hà Nội, Trình tự thủ tục khi nhập khẩu vào Hà Nội,... Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.Thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội là gì?

     Hiện nay, trên thực tế chúng ta thường được nghe tới các cách gọi như thủ tục nhập hộ khẩu, thủ tục chuyển hộ khẩu, thủ tục chuyển khẩu… nhưng thực tế các cách gọi này đều dùng để chỉ một thủ tục được pháp luật quy định là thủ tục đăng ký thường trú. Như vậy, thủ tục nhập khẩu và Hà Nội là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền tại Hà Nội về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu.

2.Trường hợp nào được nhập hộ khẩu tại Hà Nội?

     Căn cứ Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định công dân thuộc các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại Hà Nội: 

     Thứ nhất, Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

     Thứ hai, Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
  • Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

     Thứ ba, Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

     Thứ tư, Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

3. Trình tự, thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội

     Tuy đã có những tinh giảm nhất định trong thủ tục nhập khẩu ở Hà Nội song người dân khi muốn đăng ký tạm trú, tạm vắng vẫn phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục nhất định. 

3.1 Hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội

     Theo quy định tại Luật Cư trú 2020, khi thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu vào Hà Nội, người dân cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây: 

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

     Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, người yêu cầu đăng ký thường trú còn phải cung cấp các loại giấy tờ khác để chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú như: 

  • Đối với trường hợp nhập hộ khẩu về nhà người thân, giấy tờ gồm có:
    • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần… (nếu thuộc trường hợp này).
  • Đối với trường hợp nhập hộ khẩu về chỗ ở được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ:
    • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
    • Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

3.2 Trình tự thực hiện thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội

     Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, người dân cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

     Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú.

     Cơ quan đăng ký cư trú là: công an xã, phường, thị trấn hoặc công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

     Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

     Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

  • Thẩm định hồ sơ;
  • Cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú;
  • Thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú;
  • Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả

     Theo quy định tại Luật cư trú 2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, khi thực hiện các thủ tục chuyển khẩu, tách khẩu người dân không được cấp sổ hộ khẩu bản giấy như trước đây, thủ tục đăng ký cư trú được hoàn tất khi thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    Do đó, kết quả sau khi chuyển hộ khẩu là người dân sẽ nhận được thông báo của cơ quan công an về kết quả giải quyết hủy bỏ đăng ký cư trú hoặc giấy xác nhận cư trú để sử dụng trong một số trường hợp cần thiết.

Thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội

4. Điểm mới về thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội

     Hiện nay, văn bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành để giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là Luật cư trú 2020 do Quốc hội ban hành ngày 13/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.

     So với văn bản trước đây là Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013 thì Luật cư trú hiện hành đã có nhiều thay đổi rõ rệt, đặc biệt phải kể đến đó là thủ tục đăng ký thường trú nói chung cũng như điều kiện, thủ tục đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có thành phố Hà Nội. Cụ thể như:

*Về thủ tục:

  • Theo quy định cũ trước đây thì khi chuyển hộ khẩu ra ngoài phạm vi tỉnh, công dân phải thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu tại nơi chuyển đi, sau đó mới làm thủ tục tại nơi chuyển đến được. Và sau khi hoàn tất thủ tục tại nơi chuyển đến, công dân lại phải quay về nơi chuyển đi để xóa đăng ký thường trú. Thủ tục tương đối rườm rà, phức tạp nên dẫn đến tình trạng sau khi hoàn tất thủ tục tại nơi chuyển đến, người dân không quay về nơi cũ để xóa đăng ký thường trú, do đó họ được ghi nhận là có hai nơi thường trú, như vậy là trái với quy định pháp luật.
  • Còn theo quy định mới nhất hiện hành, thủ tục chuyển hộ khẩu chỉ cần thực hiện tại nơi chuyển đến, người dân không phải làm bất cứ công việc gì tại nơi chuyển đi, tất cả mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

*Về điều kiện:

  • Theo Luật Cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung 2013), để nhập khẩu vào Hà Nội, ngoài những điều kiện chung về chỗ ở hợp pháp thì người dân phải đáp ứng thêm điều kiện riêng liên quan đến thời gian tạm trú là 3 năm liên tục đối với trường hợp nhập hộ khẩu và các quận nội thành và 2 năm liên tục đối với trường hợp nhập hộ khẩu vào các huyện ngoại thành hoặc phải là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn…
  • Khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, quy định về điều kiện riêng khi nhập khẩu vào Hà Nội đã bị bãi bỏ, người dân chỉ cần đáp ứng điều kiện về nơi ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình hoặc chỗ ở hợp pháp được người khác đồng ý cho thuê, mượn, ở nhờ…                                                      

5. Hỏi đáp về thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội

Câu hỏi 1: Có phải thực hiện thủ tục cắt khẩu trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội không

     Hiện nay, theo quy định tại Luật cư trú 2020, khi nhập hộ khẩu vào Hà Nội, người dân chỉ phải thực hiện tại công an cấp xã, phường nơi chuyển đến tại Hà Nội, không phải làm thủ tục cắt hộ khẩu tại nơi chuyển đi.

Câu hỏi 2: Chi phí nhập hộ khẩu vào Hà Nội là bao nhiêu?

     Theo điểm c Điều 1 Mục A Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND được sửa đổi, thay thế tại Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết 13/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thì lệ phí đăng ký thường trú tại các quận và các phường tại Hà Nội là 15000 đồng còn ở ngoại thành và các khu vực còn lại là 8000 đồng;

Câu hỏi 3: Tôi muốn hỏi về thủ tục nhập khẩu Hà Nội khi có sổ đỏ và có hộ khẩu. Hiện nay muốn nhập khẩu cho con mới sinh thì cần những giấy tờ gì?

     Để nhập khẩu cho con, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy khai sinh của con;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bố, mẹ;
  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
  • Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Bài viết liên quan:

     Mọi thắc mắc liên quan đến Thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội theo quy định mới nhất quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ tư vấn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178