• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hợp đồng đặt cọc cần phải đáp ứng các điều kiện thì mới có hiệu lực. Khi đó, bên nhận cọc không thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ phải trả lại tiền cọc...

  • Thủ tục khởi kiện đòi tiền đặt cọc
  • khởi kiện đòi tiền đặt cọc
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 KHỞI KIỆN ĐÒI TIỀN ĐẶT CỌC

Câu hỏi của bạn về vấn đề khởi kiện đòi tiền đặt cọc: 

Nhờ Luật Sư tư vấn giúp tôi trường hợp như sau:

Chồng tôi có thỏa thuận mua đất với giá 862 triệu đồng từ tháng 10/2019, đã cọc cho chủ đất 662 triệu đồng và chờ chủ đất tách sổ rồi sang tên, nhưng đến nay 03/2020 sổ đã tách xong mà chủ đất cứ hẹn lần hẹn lựa cố tình kéo dài thời gian, không chịu ra công chứng hợp đồng chuyển nhượng và sang tên cho Chồng tôi. Cho tôi hỏi với trường hợp này thì vợ chồng tôi nên đi kiện ở đâu và thủ tục như thế nào.

Thêm nữa là giấy cọc cho chủ đất là giấy viết tay có chữ ký của 2 bên, ngày tháng ghi trên tờ cọc cũng không đúng, do chủ đất cứ hẹn lần lựa, không có dấu đỏ xác nhận của chính quyền như vậy thì vợ chồng tôi có kiện được không?

Rất mong Luật Sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn. 

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề khởi kiện đòi tiền đặt cọc

Chào bạn, luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề khởi kiện đòi tiền đặt cọc, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề khởi kiện đòi tiền đặt cọc như sau:

1. Căn cứ pháp lý về vấn đề khởi kiện đòi tiền đặt cọc

2. Nội dung tư vấn về vấn đề khởi kiện đòi tiền đặt cọc

     Hợp đồng đặt cọc là một trong những phương thức thường xuyên sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Pháp luật quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi nghĩa vụ không thực hiện. Cụ thể như sau:

2.1. Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực

2.1.1  Điều kiện hợp đồng đặt cọc có hiệu lực

     Theo điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."

     Đặt cọc giữa bạn và bên bán là một loại giao dịch dân sự. Do đó, hợp đồng đặt cọc có hiệu lực nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

     Thứ nhất, về chủ thể. Các chủ thể ký kết hợp đồng đặt cọc phải:

  • Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
  • Tự nguyện khi tham gia hợp đồng, không có hành vi đe dọa, lừa dối, cưỡng ép

     Thứ hai, về mục đích hợp đồng. Hợp đồng đặt cọc có mục đích bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, thì mục đích là chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

     Thứ ba, về hình thức của hợp đồng. Theo quy định pháp luật hiện hành thì không bắt buộc hợp đồng đặt cọc bằng văn bản và phải có công chứng, chứng thực. 

     Nếu hợp đồng đặt cọc đáp ứng các điều kiện như trên, thì hợp đồng đặt cọc có hiệu lực. 

2.1.2 Hệ quả của hợp đồng đặt cọc có hiệu lực

     Trường hợp 1: Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực

     Theo khoản 2 điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

"Điều 328. Đặt cọc

...

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

     Khi bên nhận cọc không thực hiện việc chuyển nhượng đất đai như thỏa thuận, thì phải trả cho bạn khoảng 1.324 triệu đồng. 

     Trường hợp 2: Hợp đồng đặt cọc không có hiệu lực

     Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu:

"Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định."

     Như vậy, khi hợp đồng vô hiệu thì các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, tức là bên nhận cọc phải trả số tiền đặt cọc là 662 triệu đồng. Ngoài ra, nếu chứng minh được thiệt hại thì bên nhận cọc phải bồi thường. 

     Tiểu kết: Hợp đồng đặt cọc cần phải đáp ứng các điều kiện theo luật định thì mới có hiệu lực. Khi có hiệu lực, bên nhận cọc không thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ phải trả lại tiền cọc và bồi thường số tiền tương đương với số tiền cọc.  [caption id="attachment_191510" align="aligncenter" width="450"] Khởi kiện đòi tiền đặt cọc[/caption]

2.2. Khởi kiện đòi tiền đặt cọc 

     Dù trong trường hợp hợp đồng đặt cọc có hiệu lực hay không, bạn vẫn có quyền khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án nhân dân.

     Để khởi kiện đòi tiền đặt cọc, bạn cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự, bao gồm:

  • Đơn khởi kiện vụ án dân sự. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tại bài viết Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự 2019
  • Hợp đồng đặt cọc 
  • Giấy tờ, biên lai chứng minh bạn đã đưa tiền cọc cho bên kia
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của bên đặt cọc

     Về nơi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, tức là Tòa án nhân dân nơi bên nhận cọc đang có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. 

     Về hình thức nộp hồ sơ khởi kiện: Bạn có thể chọn một trong các cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

     Kết luận: Khởi kiện đòi lại tiền cọc là thủ tục cần thiết khi bên nhận cọc không thực hiện nghĩa vụ đã quy định tại hợp đồng. Bạn cần thu thập các giấy tờ chứng minh có tồn tại hợp đồng đặt cọc và đã đưa tiền cho bên nhận đặt cọc. Sau đó nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. 

     Bài viết tham khảo: 

     Để được tư vấn chi tiết về khởi kiện đòi tiền đặt cọc, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Quỳnh Dinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178