Thủ tục gộp sổ khi có hai sổ bảo hiểm xã hội
10:03 19/09/2019
Thủ tục gộp sổ khi có hai sổ bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo khoản 5 điều 46 Quyết định số 959/2015/QĐ- BHXH quy định như sau....
- Thủ tục gộp sổ khi có hai sổ bảo hiểm xã hội
- Thủ tục gộp sổ khi có hai sổ bảo hiểm
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC GỘP SỔ KHI CÓ HAI SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Kiến thức của bạn:
Thủ tục gộp sổ khi có từ hai sổ bảo hiểm xã hội trở lên như thế nào?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
Nội dung tư vấn : Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Thứ nhất, quy định số sổ bảo hiểm xã hội trong thủ tục gộp sổ khi có hai sổ bảo hiểm:
Căn cứ theo khoản 5 điều 46 Quyết định số 959/2015/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.”
Như vậy, theo quy định trên, khi tham gia bảo hiểm xã hội một người chỉ được phép có một sổ bảo hiểm, nếu một người có từ hai sổ bảo hiểm trở lên thì phải thu hồi ghi thời gian đóng vào một sổ có thời gian tham gia sớm nhất.
Thứ hai, Về hồ sơ thủ tục gộp sổ khi có hai sổ bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại điều 29 Quyết định 959/QĐ- BHXH về cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT quy định như sau:
"1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH đã cấp.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Theo như quy định trên, để có thể gộp sổ bảo hiểm xã hội, bạn cần chuẩn bị loại giấy tờ sau:
- Tờ khai cung cấp đầy đủ và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội
- Hai sổ bảo hiểm xã hội đã cấp
Thứ ba, Về thời gian và thủ tục gộp sổ khi có hai sổ bảo hiểm
Căn cứ theo khoản 1 điều 31 Quyết định 959/QĐ- BHXH quy định về quy trình thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế của người tham gia như sau:
“1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
1.1. Kê khai và nộp hồ sơ:
Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN kê khai lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này, nộp hồ sơ như sau:
b) Các trường hợp cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH:
– Người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.
– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH”.
Về thời gian gộp sổ được quy định tại khoản 2 điều này:
“không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết”
Như vậy, người lao động có thể nộp hồ sơ để làm thủ tục gộp sổ khi có hai sổ bảo hiểm xã hội thông qua công ty bạn đang làm việc hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178
- Tư vấn pháp luật lao động