Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh.
15:37 22/01/2018
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh.
- Giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LẦN ĐẦU
Kiến thức của bạn
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh.
Kiến thức của luật sư
Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
Nội dung kiến thức giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Sau bước hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã mà không thành, các bên tiếp tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền:
- Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
- Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. [caption id="attachment_71619" align="aligncenter" width="450"] Giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu[/caption]
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại điều 89 nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
Bước 1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Bước 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
Bước 3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên.
3. Giải quyết tranh chấp đất đai lần hai:
Giải quyết tranh chấp đất đai lần hai quy định tại điều 58 nghị định 01/2017/NĐ-CP bổ sung điều 90a nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau: - Điều kiện giải quyết tranh chấp đất đai lần hai: Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền.
- Thời hạn tiếp nhận đơn giải quyết tranh chấp đất đai lần hai là trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu hoặc không quá 45 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Quá thời hạn này mà không có đơn yêu cầu thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành. Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ như thế nào?
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn vấn chi tiết về giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.