Thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng
11:40 10/06/2020
Thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng
- chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHUYỂN SỔ ĐỎ ĐỨNG TÊN VỢ SANG TÊN VỢ CHỒNG
Câu hỏi của bạn về thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng:
Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp giúp đó là: Thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên hai vợ chồng được quy định như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp! Trân trọng cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về thủ tục chuyển sổ đỏ mang tên vợ sang tên vợ chồng:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng như sau:
1. Cơ sở pháp lý về thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng:
- Luật đất đai 2013;
- Luật hôn nhân và gia đình 2014;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
2. Nội dung tư vấn về thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu QSDĐ là tài sản chung của vợ chồng thì pháp luật cho phép hai vợ chồng được cùng nhau đứng tên trên Giấy chứng nhận QSDĐ đó. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp GCN chỉ đứng tên một người nên thường xảy ra các tranh chấp. Vậy thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng được thực hiện như thế nào?
Trên thực tế, việc sổ đỏ mang tên một mình người vợ có thể có 2 khả năng: đây là tài sản riêng của một mình người vợ hoặc đây là tài sản chung của hai vợ chồng. Thủ tục chuyển tên trong hai trường hợp này có sự khác nhau, cụ thể như sau:
2.1 Thủ tục chuyển sổ đỏ mang tên vợ sang tên vợ chồng đối với trường hợp đây là tài sản chung của vợ chồng
Tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Căn cứ quy định trên, đối với tài sản là QSDĐ được hình thành trong thời kì hôn nhân của hai vợ chồng, tức là sổ đỏ đất được cấp sau khi có giấy chứng nhận đăng kí kết hôn thì mặc dù chỉ có một mình vợ đứng tên trong sổ đỏ (trừ trường hợp được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng) thì đây vẫn được ghi nhận là tài sản chung của vợ chồng. [caption id="attachment_196738" align="aligncenter" width="450"] chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng[/caption]
Đối với trường hợp này, khi muốn chuyển sổ đỏ mang tên vợ sang tên hai vợ chồng thì thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;
d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
2. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.
3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì người sử dụng đất nộp bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho Giấy chứng nhận đã cấp để làm thủ tục cấp đổi giấy mới.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi.
5. Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi quy định tại Khoản 4 Điều này được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau:
a) Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp;
b) Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Cụ thể, hồ sơ để thực hiện thủ tục cấp đổi sổ khi chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang vợ chồng gồm có:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận;
- Bản gốc Giấy chứng nhận;
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận ĐKKH
Và thủ tục được thực hiện theo các bước như trên. [caption id="attachment_196737" align="aligncenter" width="450"] chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng[/caption]
2.2 Thủ tục chuyển sổ đỏ mang tên vợ sang tên vợ chồng đối với trường hợp đây là tài sản riêng của vợ
Cũng căn cứ quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình, tài sản là QSDĐ nếu được hình thành trước thời kì hôn nhân hoặc hình thành trong thời kì hôn nhân nhưng được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng và được cấp sổ đỏ mang tên một mình vợ thì đây được ghi nhận là tài sản riêng của một mình vợ.
Đối với trường hợp này, khi chuyển sổ đỏ mang tên vợ sang tên hai vợ chồng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Điều 79. Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, trong trường hợp này do có sự thay đổi về chế độ tài sản của vợ chồng từ tài sản riêng thành tài sản chung và thay đổi về chủ sử dụng đất là vợ thành hai vợ chồng thì thủ tục phải thực hiện là thủ tục đăng kí biến động đất đai chứ không phải thủ tục cấp đổi sổ đỏ như trên.
Hồ sơ phải nộp trong trường hợp này gồm có:
- Đơn đăng kí biến động đất đai theo mẫu;
- Văn bản thỏa thuận về việc chuyển tài sản riêng của vợ thành tài sản chung của vợ chồng. Văn bản này phải được công chứng tại các tổ chức công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã nơi có đất;
- Bản gốc GCN đã cấp;
- Giấy tờ tùy thân của vợ chồng bao gồm: CMND, Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
Bài viết tham khảo:
- Sang tên sổ đỏ là tài sản chung nhưng không có chữ ký của vợ;
- Thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng năm 2019 mới nhất;
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục chuyển sổ đỏ đứng tên vợ sang tên vợ chồng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Quỳnh Mai