Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
16:38 01/03/2019
Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở là 50 năm và có thể gia hạn thêm nếu chủ sở hữu có nhu cầu

Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỜI HẠN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Câu hỏi của bạn về thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau:
Người nước ngoài khi mua nhà chung cư tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở đó trong thời gian bao lâu?
Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài như sau:
1. Cơ sở pháp lý về thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài:
2. Nội dung tư vấn về thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hai hình thức đó là: đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam hoặc nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua các hình thức: mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam.
Trong nội dung khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến các vấn đề pháp lý xoay quanh việc người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam như điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam...
2.1 Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ quy định tại Điều 160 Luật nhà ở 2014, người nước ngoài để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng được điều kiện: phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài[/caption]
2.2 Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài, trong đó tại Điểm c khoản 2 có quy định:
c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
Như vậy, căn cứ quy định trên của pháp luật, thời hạn người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam được xác định theo thỏa thuận trong các giao dịch về nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm thời hạn sở hữu một lần trong thời gian tối đa không quá 50 năm kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận. Trong trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài.
Bài viết tham khảo:
- Thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật mới nhất 2017;
- Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam;
Để được tư vấn chi tiết về thời hạn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Quỳnh Mai