Thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?
11:53 06/10/2017
Tôi là giáo viên trung học cơ sở. Kì nghỉ hè vừa qua (từ 31/5/2017 đến 1/8/ 2017). vậy thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không[..]
- Thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?
- Thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?
Câu hỏi của bạn:
Tôi là giáo viên trung học cơ sở. Kì nghỉ hè vừa qua (từ 31/5/2017 đến 1/8/ 2017), trường tôi có một giáo viên nữ nghỉ sinh con. Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên đó trùng với thời gian nghỉ hè, nên tôi xin hỏi giáo viên đó có được nghỉ bù hai tháng hè sau khi hết 6 tháng nghỉ thai sản không? Nếu có hoặc không thì căn cứ vào điều luật, văn bản nào.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè
1. Thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?
Khoản 7 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Điểm c Khoản 3.3 Mục 3 công văn 1477/BHXH-CSXH hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản 2013 quy định:
“c. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông quy định:
“a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.
Theo quy định pháp luật, thời gian nghỉ chế độ thai sản của người lao động tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Thời gian nghỉ của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác là ngày nghỉ hàng năm. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định. Như vậy, 2 tháng nghỉ hè của giáo viên được tính là thời gian nghỉ hằng năm. Thời gian này giáo viên không phải đi làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Như vậy, hiện nay không có quy định nào quy định cụ thể thời gian nghỉ sinh trùng với thời gian nghỉ hè thì giải quyết như thế nào do thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần còn ngày nghỉ hè của giáo viên là ngày nghỉ hàng năm.
Như thông tin bạn trình bày, ở trường của bạn có người lao động nữ nghỉ thai sản trùng với 2 tháng nghỉ hè. Vấn đề trùng thời gian nghỉ sinh với thời gian nghỉ hè thì pháp luật hiện hành cũng không quy định chi tiết. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của người lao động này thì họ có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.
Trường hợp người lao động nữ này xin nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản, nhưng do yêu cầu về nhân lực mà nhà trường không bố trí cho người này nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm thì căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của người giáo viên này, Hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho người giáo viên này. [caption id="attachment_54865" align="aligncenter" width="430"] Thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè[/caption]
2. Trình tự, thủ tục hưởng chế độ thai sản khi thời gian nghỉ sinh trùng thời gian nghỉ hè
Bước 1: Giáo viên đó cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao chứng minh thư nhân dân
Bước 2: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người giáo viên này có trách nhiệm nộp hồ sơ cho nhà trường.
Bước 3: Nhà trường kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người giáo viên này, nhà trường có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 4: Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả trợ cấp thai sản cho người giáo viên này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ nhà trường.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất theo quy định pháp luật
- Thời gian thanh toán chế độ thai sản theo quy định pháp luật
Để được tư vấn về lĩnh vực lao động quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.