Thời gian báo tăng lao động khi hết thời gian thai sản
17:24 23/11/2017
Có nhiều người thắc mắc khi người lao động hết thời gian nghỉ thai sản có phải báo tăng lao động không, thời gian báo tăng lao động khi hết thời gian thai sản là bao lâu. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết hôm nay bạn nhé.
- Thời gian báo tăng lao động khi hết thời gian thai sản
- Báo tăng lao động khi hết thời gian thai sản
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thời gian báo tăng lao động khi hết thời gian thai sản
Câu hỏi của bạn:
Anh chị cho em hỏi người lao động sau khi hết hộ sản vào làm lại ngày 26 tháng 11 năm 2017 vậy em báo tăng trong tháng 11 được không. xin cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014
- Quyết định 595/QĐ-BHXH quy trình thu bảo hiểm cấp sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm 2017
Nội dung tư vấn về báo tăng lao động khi hết thời gian thai sản:
1. Thời gian báo tăng lao động khi hết thời gian thai sản
Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy trình thu bảo hiểm cấp sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm 2017
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương."
Như vậy, theo quy định pháp luật, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội chỉ không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo thông tin bạn trình bày, công ty của bạn có người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản. Khi hết thời gian người lao động nghỉ chế độ thai sản người lao động quay lại làm việc vào ngày 26/11/2017, trong tháng 11 người lao động này chỉ đi làm được khoảng 4 buổi. Do vậy, tháng 11 người lao động này nghỉ hưởng chế độ thai sản trên 14 ngày nên bạn chưa thể bảo tăng lao động trong tháng 11 này được.
2. Thủ tục báo tăng lao động khi hết thời gian thai sản
Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy trình thu bảo hiểm cấp sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm 2017 quy định trường hợp người lao động vào làm việc sau khi sinh thì đơn vị phải điều chỉnh tăng lao động hoặc nghỉ không lương sau thai sản thì đơn vị phải điều chỉnh, hồ sơ báo tăng lao động bao gồm:
Thứ nhất: Người lao động chuẩn bị:
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Thứ hai: Đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu D02-TS, 01 bản);
Doanh nghiệp kê khai trên phần mềm điện tử về bảo hiểm hoặc nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đăng kí tham bảo hiểm xã hội. Hồ sơ báo tăng lao động được giải quyết trong thời hạn 10 ngày.
3. Xử phạt công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản
Theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và điểm a khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản để đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên sẽ bị phạt bao gồm:
- Phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Với số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng
- Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Bài viết tham khảo: