• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hiện nay, gia đình em đang sử dụng một thửa đất được khai hoang từ năm 2000.......Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền thu hồi đất.....

  • Thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất
  • Thu hồi đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư, em có câu hỏi muốn nhờ đến sự tư vấn của Luật sư như sau: từ năm 2000 gia đình em có khai hoang một thửa đất và sử dụng vào mục đích nông nghiệp cho đến nay. Hàng năm gia đình em vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Thời gian gần đây, gia đình em có nhận được thông tin Ủy ban nhân dân xã đang có ý định thu hồi lại thửa đất mà gia đình em hiện đang sử dụng. Vậy Ủy ban nhân dân xã làm vậy có đúng không?

     Rất mong nhận được ý kiến tư vấn của Luật sư!

     Em xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Trước tiên, Luật Toàn Quốc rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi qua địa chỉ email [email protected]. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật đất đai 2003

- Luật đất đai 2013

2. Nội dung tư vấn: 

     Khái niệm thu hồi đất được quy định như sau:

11. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai

     Về thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

     "1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

      a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

     b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

     2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

     a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

     b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

     3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất."

     Như vậy, xét về thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất chỉ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp này, việc Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thu hồi đất mà gia đình bạn đang sử dụng là sai thẩm quyền.

     Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến mục đích mà cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi đối với thửa đất gia đình bạn hiện đang sử dụng. Bởi theo quy định của Luật đất đai 2013, tại các điều từ Điều 61 đến Điều 65, cơ quan nhà nước chỉ được thu hồi đất để phục vụ vào các mục đích quốc phòng - an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hay thu hồi đất do có vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. 

      Do vậy, nếu không vì những lý do nêu trên, cơ quan có thẩm quyền vẫn ra quyết định thu hồi diện tích đất mà gia đình bạn đang sử dụng là trái với quy định của pháp luật về đất đai.

      Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Luật Toàn quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Nếu còn gặp phải bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected]

       Xin cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

      Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

- Luật sư tư vấn luật đất đai

- Kiến thức luật đất đai

- Hỏi - đáp luật đất đai    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500