Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là gì?
08:34 18/09/2024
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là là việc sử dụng một phần diện tích đất của mục đích sử dụng đất chính vào mục đích khác được quy định tại Luật đất đai. Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích giúp khai thác và tận dụng tối đa nguồn lợi từ đất đai, đồng thời tránh lãng phí đất đai. Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích không phải được tùy tiện kết hợp các mục đích sử dụng đất với nhau mà phải trong khuôn khổ Luật đất đai cho phép.
- Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là gì?
- Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là gì
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích được hiểu như thế nào?
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là là việc sử dụng một phần diện tích đất của mục đích sử dụng đất chính vào mục đích khác được quy định tại Luật đất đai. Mục đích sử dụng đất chính là mục đích của thửa đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, đang sử dụng đất ổn định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận (theo khoản 1 điều 99 nghị định 102/2024/NĐ-CP).
Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích giúp khai thác và tận dụng tối đa nguồn lợi từ đất đai, đồng thời tránh lãng phí đất đai. Tuy nhiên, việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích không phải được tùy tiện kết hợp các mục đích sử dụng đất với nhau mà phải trong khuôn khổ Luật đất đai cho phép. Nội dung chi tiết được trình bày trong bài viết dưới đây:
2. Các loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích
Các loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích (theo khoản 1 điều 218 Luật đất đai 2024) như sau
- Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
- Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
- Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188 (Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm) , Điều 189 (Đất có mặt nước ven biển) và Điều 215 (Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối) Luật đất đai;
- Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
- Các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
Như vậy, nhà nước cho phép sử dụng đất kết hợp đa mục đích nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Các loại đất nông nghiệp, đất công cộng, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất ở, đất có mặt nước, đất tôn giáo, và đất tín ngưỡng đều có thể được sử dụng kết hợp với các mục đích khác như thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu, và xây dựng công trình hạ tầng.
3. Một số yêu cầu khi sử dụng đất kết hợp đa mục đích
Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất của Luật đất đai và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Luật đất đai;
- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;
- Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
- Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;
- Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Tuân thủ pháp luật có liên quan.
4. Phạm vi, điều kiện sử dụng đất kết hợp đa mục đích
Phạm vi, điều kiện sử dụng đất kết hợp đa mục đích (theo khoản 2 điều 99 nghị định 102/2024/NĐ-CP) như sau
- Sử dụng đất vào mục đích kết hợp không thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại điều 121 Luật đất đai 2024;
- Diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không quá 50% diện tích đất sử dụng vào mục đích chính, trừ diện tích đất ở sử dụng kết hợp đa mục đích;
- Công trình xây dựng trên đất nông nghiệp để sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải có quy mô, tính chất phù hợp, dễ dàng tháo dỡ. Diện tích đất xây dựng công trình để sử dụng vào mục đích kết hợp trên đất trồng lúa, đất lâm nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa và pháp luật về lâm nghiệp. Đất có mặt nước không được san lấp làm thay đổi dòng chảy, diện tích bề mặt nước, chiều sâu tầng nước;
- Việc xây dựng, cải tạo công trình để sử dụng vào mục đích kết hợp phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
- Thời gian sử dụng đất vào mục đích kết hợp không vượt quá thời hạn sử dụng đất còn lại của mục đích chính.
Như vậy, việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải tuân theo các điều kiện cụ thể vừa thể hiện sự linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng đất nhưng vẫn không làm mất đi giá trị sử dụng vốn có cũng như không làm hư hỏng, hủy hoại đất đai.
5. Một số quy định cụ thể về sử dụng đất kết hợp đa mục đích
5.1 Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ thì phải chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm đối với phần diện tích kết hợp đó.
5.2 Các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất ở, đất có mặt nước, đất tôn giáo, đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ thì phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích bao gồm:
- Thông tin về thửa đất, khu đất đang sử dụng: vị trí, diện tích, hình thức sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất;
- Diện tích, mục đích sử dụng đất kết hợp, thời hạn sử dụng đất kết hợp;
- Nội dung đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Chuyên mục hỏi đáp:
Câu hỏi 1: Hồ sơ xin phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ gồm:- Văn bản đề nghị sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo Mẫu số 15;
- Phương án sử dụng đất kết hợp;
- Giấy chứng nhận đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai;
Câu hỏi 2: Có được gia hạn sử dụng đất đa mục đích không?
Theo quy định của pháp luật đất đai, người sử dụng đất được gia hạn sử dụng đất kết hợp đa mục đích.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!
Bài viết cùng chuyên mục
Diện tích tách thửa ở Bình Định mới nhất là bao nhiêu?
Diện tích tách thửa ở Bình Định mới nhất được quy định tại Quyết định 36/2024/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành ngày 01/8/2024 và có hiệu lực từ ngày 15/8/2024. Theo đó, diện tích tách thửa ở Bình Định được quy định theo từng mục đích sử dụng đất cụ thể, và từng khu vực khác nhau thì diện tích tách thửa cũng khác nhau. Đối với đất ở thì diện tích tách thửa là 40-50m2 phụ thuộc vào thửa đất ở khu vực đô thị hay khu vực nông thôn.
Diện tích được tách thửa ở Hà Giang là bao nhiêu?
Ngày 18/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định 34/2024/QĐ-UBND quy định về một số vấn đề trong lĩnh vực đất đai, trong đó có quy định về điều kiện, diện tích, kích thước các thửa đất khi thực hiện tách thửa, Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024. Theo đó, diện tích tách thửa đối với đất ở tại Hà Giang mới nhất hiện nay là 36m2 đối với đất tại khu vực đô thị và 50m2 đối với đất tại khu vực nông thôn.
Diện tích tối thiểu được tách thửa ở Bình Dương theo quy định mới nhất
Diện tích tối thiểu được tách thửa ở Bình Dương theo quy định mới nhất được quy định tại Quyết định 38/2024/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/11/2024. Theo đó, diện tích tách thửa đất tại Bình Dương được quy định theo từng mục đích sử dụng đất cụ thể và cũng có sự khác nhau giữa các khu vực xã, phường, thị trấn.
Diện tích tách thửa đất ở tại Hải Phòng theo quy định mới nhất
Diện tích tách thửa đất ở tại Hải Phòng theo quy định mới nhất được quy định tại Quyết định 31/2024/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành ngày 26/10/2024 và có hiệu lực kể từ ngày 06/11/2024. Vậy theo quy định mới này, khi tách thửa đất ở và các loại đất tại Hải Phòng cần diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
Diện tích tách thửa đất tại Vũng Tàu theo quy định mới nhất là bao nhiêu?
Diện tích tách thửa đất tại Vũng Tàu theo quy định mới nhất được quy định tại Quyết định 24/2024/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và có hiệu lực từ ngày 16/9/2024. Theo quy định mới này, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở là 60m2 đối với đất tại khu vực phường, thị trấn và huyện Côn Đảo; 80m2 đối với đất tại khu vực các xã còn lại. Ngoài ra, quyết định cũng quy định về diện tích tách thửa đối với các loại đất khác.
Diện tích tách thửa đất ở tại Bắc Giang theo quy định mới nhất
Ngày 10/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định Số 24/2024/QĐ-UBND quy định về một số nội dung trong lĩnh vực đất đai, trong đó có quy định về điều kiện, diện tích khi tách thửa đất. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 21/9/2204 và thay thế Quyết định 40/2021/QĐ-UBND và Quyết định 44/2023/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang. Vậy diện tích tách thửa đất ở tại Bắc giang thay đổi như thế nào từ ngày 21/9/2024?
Diện tích tách thửa ở Bắc Ninh theo quy định mới nhất hiện hành
Ngày 20/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định 32/2024/QĐ-UBND về Quy định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 102/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó có nội dung quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu khi tách thửa đối với các loại đất. Vậy kể từ ngày 01/10/2024, khi Quyết định 32/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thì diện tích tách thửa ở Bắc Ninh là bao nhiêu?
Căn cứ giao đất cho thuê đất 2024 có gì mới
Giao đất và cho thuê đất là hai hình thức để nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người có nhu cầu sử dụng đất. Khi Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất được dựa trên những căn cứ được Luật đất đai quy định. Vậy căn cứ giao đất cho thuê đất 2024 có gì mới so với quy định tại Luật đất đai 2013. Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ gì?
Cộng đồng dân cư là cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy theo quy định của Luật Đất đai 2024, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ gì?
Mức giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai năm 2024
Tiền thuê đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước cho thuê đất. Tuy nhiên, ngoài các quy định về cách tính tiền thuê đất, pháp luật đất đai cũng quy định về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cho người được Nhà nước cho thuê đất trong một số trường hợp đặc biệt. Vậy mức giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai năm 2024 được quy định như thế nào?
Điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2024
Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật đất đai hiện hành có sự kế thừa quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, cũng có nhiều quy định được sửa đổi và bổ sung nhiều quy định mới. Vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành có điểm mới nào đáng chú ý? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2024 qua bài viết dưới đây.
Giao đất cho thuê đất thông qua đấu giá theo Luật Đất đai năm 2024
Việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất thể hiện sự minh bạch, công khai và đảm bảo tính công bằng giữa những người có nhu cầu sử dụng đất với nhau. Vậy Luật đất đai 2024 quy định như thế nào về giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất mới nhất
Luật Đất đai năm 2024 có rất nhiều điểm mới, bổ sung nhiều quy định tiến bộ, trong đó có quy định về xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất. Vậy, quy định về xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất mới nhất được quy định thế nào? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
8 trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai mới nhất
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai được hiểu là việc Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định pháp luật và thuộc trường hợp thu hồi đất. Vậy theo Luật đất đai 2024, trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai có gì mới so với Luật đất đai 2013?
Thủ tục cấp sổ đỏ khi tặng đất cho nhà nước như thế nào?
Việc tặng đất cho Nhà nước là hành động ý nghĩa, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện đúng quy định, người tặng cần tuân thủ các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) theo quy định pháp luật. Vậy thủ tục cấp sổ đỏ khi tặng đất cho nhà nước như thế nào? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu bài viết dưới đây
Điểm mới về hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2024
Hòa giải tranh chấp đất đai có thể được coi là một trong những biện pháp để giải quyết tranh chấp nhằm chấm dứt tình trạng mâu thuẫn giữa các bên trong tranh chấp đất đai bằng con đường thương lượng giữa các bên hoặc thông qua một bên thứ ba làm trung gian. So với Luật đất đai 2013, Luật đất đai 2024 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về hòa giải tranh chấp đất đai. Nội dung bài viết dưới đây sẽ làm rõ những điểm mới về hòa giải tranh chấp đất đai.
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Hà Nội tăng lên 50m2 từ 7/10/2024
Ngày 07/10/2024 tới đây, Quyết định 61/2024/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó quy định mới đáng chú ý là diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Hà Nội tăng lên 50m2 đồng thời bổ sung quy định về diện tích tách thửa đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp. Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Điều tra đánh giá đất đai là gì? Nội dung điều tra, đánh giá đất đai
Điều tra, đánh giá đất đai là hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất. Luật Đất đai 2024 ban hành những quy định mới về việc điều tra, đánh giá đất đai. Vậy quy định về điều tra, đánh giá đất đai từ 1/8/2024 như thế nào?
Lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào?
Tách thửa đất là việc chia tách từ một thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất khác nhau. Khi tách thửa đất có thể giữ nguyên chủ sử dụng đất nhưng cũng có thể làm thay đổi chủ sử dụng đất. Bản vẽ tách thửa đất là loại giấy tờ không thể thiếu trong thành phần hồ sơ tách thửa đất. Vậy lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào? Dưới đây là nội dung chi tiết cách lập bản vẽ tách thửa đất theo quy định tại Luật đất đai 2024.
Tổng hợp một số quy định mới về đất đai tại Hà Nội có hiệu lực từ 7/10/2024
Ngày 27/9/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này chính thức có hiệu lực và được thi hành từ ngày 07/10/2024. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của quy định mới về đất đai tại Hà Nội