• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sắp xếp lại hệ số lương của viên chức như thế nào theo quy định hiện hành, quy định của pháp luật về sắp xếp lại hệ số lương của viên chức

  • Sắp xếp lại hệ số lương của viên chức như thế nào theo quy định hiện hành
  • sắp xếp lại hệ số lương của viên chức
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Sắp xếp lại hệ số lương của viên chức

Câu hỏi của bạn: 

     Em là S ở Q. Em nhờ luật sư tư vấn giúp em xem sở nội vụ tỉnh Q xếp lại hệ số lương cho em như vậy đúng hay sai. (Em có gửi quá trình công tác theo file đính kèm).

     Em trân trọng cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

  Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về sắp xếp lại hệ số lương của viên chức cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 204/2004/NĐ-CP
  • Thông tư 08/2013/TT-BNV 
  • Nghị định 76/2009/NĐ-CP

Nội dung tư vấn về sắp xếp lại hệ số lương của viên chức

     1. Quy định của pháp luật về sắp xếp lại hệ số lương của viên chức

     Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV về sắp xếp lại hệ số lương của viên chức như sau:

     - Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

     + Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương; 

     + Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

     + Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

     - Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

     +  Đối với cán bộ, công chức:

     * Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

     * Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

     + Đối với viên chức và người lao động:

     * Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

     * Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

     - Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:

     +  Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:

     * Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

     * Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

     * Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

     + Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:

     * Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

     * Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;

     * Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.

     + Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

     + Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

     + Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_84988" align="aligncenter" width="402"]sắp xếp lại hệ số lương của viên chức sắp xếp lại hệ số lương của viên chức[/caption]

   Như vậy, theo quy định của pháp luật, sau 36 tháng, anh được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ và không vi phạm kỷ luật thì anh sẽ được sắp xếp lại hệ số lương của viên chức theo đúng quy định của pháp luật. Và theo thông tin anh cung cấp, anh là viên chức loại A1, do đó khi sắp xếp lại hệ số lương của viên chức theo đúng quy định của pháp luật, anh sẽ được nâng hệ số lương là 3.99 chứ không phải bị xếp tụt hệ số lương xuống 3.33. Và căn cứ vào Khoản 3 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP:

     “Các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau:

- Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;

     - Trường hợp bị kỷ luật hình thức giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.”

     Do đó, dù anh có vi phạm kỷ luật thì khi sắp xếp lại hệ số lương của viên chức, anh cũng không thể bị tụt xuống hệ số lương là 3.33 mà sẽ bị kéo dài thời hạn nâng bâc lương tùy vào mức độ kỷ luật của anh (nếu có).

     2. Bảo vệ quyền lợi của viên chức khi bị giảm hệ số lương

     Trong trường hợp của anh, anh có thể gửi đơn kiến nghị lên Sở Nội vụ tỉnh Q để được xem xét về vấn đề này. Nếu Sở Nội vụ tỉnh Q không giải quyết một cách thỏa đáng cho anh, anh có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân theo thủ tục của bộ luật Lao động 2012, anh có thể tham khảo bài viết sau đây:

     Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động 2018

     Để được tư vấn chi tiết về sắp xếp lại hệ số lương của viên chức, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ  Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178