Quyết định 19/2017/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang
09:32 23/04/2019
Quyết định 19/2017/QĐ-UBND do UBND tỉnh Kiên Giang ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 19 tháng 06 năm 2017
- Quyết định 19/2017/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang
- Quyết định 19/2017/QĐ-UBND
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYẾT ĐỊNH 19/2017/QĐ-UBND
Quyết định 19/2017/QĐ-UBND do UBND tỉnh Kiên Giang ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 19 tháng 06 năm 2017;
Phạm vi điều chỉnh của Quyết định 19/2017/QĐ-UBND: Quyết định này quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2017/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 09 tháng 06 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC PHÉP TÁCH THỬA ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT Ở, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 299/TTr-STNMT ngày 09 tháng 6 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Điều 3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp
1. Đối với khu vực nông thôn (xã):
a) Trường hợp thửa đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác) nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 3.000m2.
b) Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa như sau:
- Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 1.000m2.
- Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 500m2.
- Đất rừng sản xuất diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 3.000m2.
2. Đối với khu vực đô thị (phường, thị trấn):
a) Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, đất trồng cây lâu năm diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 500m2.
b) Đối với đất rừng sản xuất diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 2.500m2.
3. Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong các khu vực quy hoạch sử dụng đất là đất ở mà việc tách thửa đồng thời với chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở để hình thành thửa đất ở gắn liền với thửa đất nông nghiệp còn lại hoặc hình thành các thửa đất ở thì điều kiện, diện tích đất nông nghiệp được phép tách thửa được áp dụng theo điều kiện, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở.
........................................................................................
>>> Tải Quyết định 19/2017/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang về tách thửa đất
Bài viết tham khảo:
- Quyết định 23/2018/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu về lĩnh vực đất đai;
- Quyết định 14/2018/QĐ-UBND tỉnh Nam Định về tách thửa đất;
Để được tư vấn chi tiết về Quyết định 19/2017/QĐ-UBND do UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Quỳnh Mai