Quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới
10:10 21/12/2018
Quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Người lao động sẽ được hưởng những khoản bồi thường nào theo quy định
- Quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới
- Quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Câu hỏi của bạn về quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Xin chào luật sư. Tôi ký hợp đồng làm việc với trường ĐH A từ tháng 9/2008, đến nay trưởng phòng phòng tôi đã gọi tôi lên và thông báo là không ký tiếp hợp đồng với tôi vì tôi đã hết hợp đồng. Và nói với tôi rằng hợp đồng của tôi là hợp đồng có thời hạn ký 3 năm 1 lần chỉ phải thông báo trước 30 ngày thôi. (Tôi làm 10 năm nhưng toàn bộ hợp đồng của tôi đều được ký 3 năm 1 lần). Cho tôi hỏi trường tôi có vi phạm gì không?
Và quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của tôi là gì? tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở cơ quan không? năm 2016 theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường tôi là tôi được tiền tăng thêm thu nhập vào lương (hiện vẫn chưa trả) khi tôi nghỉ việc tôi có được lấy về không, 10 năm tôi đi làm chưa nghỉ phép ngày nào thì có được hưởng tiền đó không?
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Câu trả lời về quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ như sau:
1. Căn cứ pháp lý về quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
2. Nội dung tư vấn về quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Theo yêu cầu tư vấn bạn muốn biết quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Đối với yêu cầu tư vấn này chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:2.1. Xét về tính hợp pháp của việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ vào Khoản 1, 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012 có quy định:
Điều 22. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Căn cứ vào điều luật này, có thể thấy, việc trường ĐH A giao kết 3 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với bạn là hoàn toàn sai. Sau hai lần đầu giao kết ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, đến hợp đồng thứ 3, trường phải ký hợp đồng không xác định thời hạn với bạn. Theo đó, thời gian báo trước khi muốn đơn phương chấm dứt quan hệ lao động với bạn phải là 45 ngày theo Điểm a Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 : “Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;”. Do đó, trường đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn trái pháp luật theo Điều 41 bộ luật này vì đã vi phạm nghĩa vụ thông báo trước. [caption id="attachment_138300" align="aligncenter" width="425"] NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động[/caption]
2.2 Xét về hậu quả pháp lý khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Theo Điều 42 luật này, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải có nghĩa vụ sau với bạn:
Trường hợp 1: Phải nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày bạn không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp 2: Bạn không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
Trường hợp 3: Người sử dụng lao động không muốn nhận lại bạn và bạn đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp 4: Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà bạn vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp 5: Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 98, Điều 102 Bộ luật này, thì khi bạn nghỉ việc bạn có quyền được lấy về số tiền tăng thêm thu nhập vào lương (hiện vẫn chưa trả).
“Điều 102. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương
Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;”
Bên cạnh đó, tại điều 114 Bộ luật Lao động còn quy định:
“Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”
Kết luận:
Việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn là trái pháp luật và bạn có quyền được hưởng hưởng trợ cấp thất nghiệp, tiền tăng thêm thu nhập vào lương (hiện vẫn chưa trả), tiền lương những ngày chưa nghỉ và tiền bồi thường.
Bài viết tham khảo:
- Các trường hợp người lao động được nghỉ vẫn hưởng lương 2019
- Tư vấn chế độ mất việc làm 2019 mới nhất – Luật Toàn quốc
Để được tư vấn chi tiết về quyền lợi được hưởng khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Hoài Thương