Quyền lợi của người lao động là người khuyết tật hiện nay
21:04 14/02/2019
NLĐ khuyết tật về cơ bản được hưởng quyền lợi giống như NLĐ bình thường và được ưu tiên hơn một số vấn đề trong lao động liên quan đến sức khỏe
- Quyền lợi của người lao động là người khuyết tật hiện nay
- Người lao động là người khuyết tật
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Người lao động là người khuyết tật
Câu hỏi về người lao động là người khuyết tật
Xin chào Luật Toàn Quốc. Tôi hiện nay là người khuyết tật đã được xã xác nhận, do cảm thấy sức khỏe vẫn còn nên tôi dự định xin vào làm việc tại một doanh nghiệp nhỏ trên thành phố. Tôi muốn hỏi là liệu khi tôi làm việc, tôi sẽ được hưởng những quyền lợi gì. Quyền lợi của tôi có giống với người lao động bình thường hay không. Mong luật sư trả lời giúp. Tôi xin cảm ơn.
Câu trả lời về người lao động là người khuyết tật
1. Cơ sở pháp lý về người lao động là người khuyết tật
2. Nội dung tư vấn về người lao động là người khuyết tật
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi tư vấn về việc người khuyết tật khi tham gia lao động có khác gì so với người bình thường hay không. Cụ thể ở đây, bạn muốn biết về quyền lợi của người khuyết tật khi tham gia lao động. Với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Thế nào là người lao động khuyết tật
Người khuyết tật được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Căn cứ vào khoản 2 điều 3 Luật người khuyết tật thì người khuyết tật được chia làm những dạng sau:
"2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này."
Thông thường, người khuyết tật tham gia vào quan hệ lao động chủ yếu là người khuyết tật nhẹ và một số ít người khuyết tật nặng. Đây là những người khuyết tật mặc dù có khiếm khuyết một số bộ phận trên cơ thể nhưng vẫn còn khả năng lao động hoặc vẫn có thể làm một vài công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi sức khỏe. Bên cạnh đó, khoản 1 điều 3 Bộ luật Lao động 2012 có ghi nhận:
Căn cứ quy định trên, có thể thấy không có bất cứ một sự phân biệt nào giữa người khuyết tật và người bình thường trong quan hệ lao động. Chỉ cần từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và làm việc theo hợp đồng, tất cả sẽ đều được định nghĩa chung là người lao động. [caption id="attachment_148320" align="aligncenter" width="362"] Người lao động là người khuyết tật[/caption]
2.2. Quyền lợi của người lao động khuyết tật
Như đã nói ở trên, người lao động khuyết tật về cơ bản được hưởng những quyền lợi giống như người lao động bình thường khác. Một trong số đó là quyền lợi được tham gia BHXH được quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;"
Như vậy, chỉ cần bạn là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên, bạn sẽ được tham gia chế độ BHXH.
Bên cạnh đó, do người khuyết tật là những người có khiếm khuyết, suy giảm chức năng của bộ phận trên cơ thể, vì thế để bảo vệ sức khỏe cho họ, Điều 177 Bộ luật lao động có quy định:
"1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ."
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn không được thực hiện một số hành vi theo điều 178 sau đây:
"1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành."
Như vậy, người khuyết tật khi tham gia lao động sẽ được bảo đảm về điều kiện sức khỏe thông qua việc được khám sức khỏe 2 lần một năm, không phải làm công việc độc hại, nguy hiểm. Người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Kết luận: Khi bạn tham gia ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi giống như người lao động thông thường như được tham gia đầy đủ các chế độ BHXH, có ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ phép,... theo quy định của bộ luật lao động. Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe, bạn cũng sẽ được tạo điều kiện ưu tiên hơn những người lao động khác thông qua việc không phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Tham khảo bài viết:
- Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật theo quy định hiện hành
- Chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật
Để được tư vấn chi tiết về Người lao động là người khuyết tật, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên Ngọc Linh