• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề và trách nhiệm của người sử dụng đất khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng

  • Quy định về sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề
  • Sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA GIỮA CÁC THỬA LIỀN KỀ

Câu hỏi của bạn:

     Kính gửi Luật sư!

     Nội dung xin được tư vấn: Gia đình em có hai lô ruộng lúa 942, 975 theo như hình vẽ. Trước đây, chủ đất xxx đã đóng cọc xi măng và tạm rào lại. Hiện nay, chủ đất mới B vừa mua 3 lô 981, 978, 970 và có nhu cầu đòi mua luôn hai lô 942, 975 của gia đình em nhưng vì họ cho giá thấp, gia đình em không bán nên hai chủ đất xx và x phối hợp cho xây bờ tường cao 2,5m bao quanh toàn bộ lô đất gia đình em. Em có hỏi hai chủ đất này về giấy phép xây dựng nhưng họ không cung cấp và nói nhà nước có cấp phép thì họ mới làm.

     Xin Luật Sư cho em hỏi, họ có được phép xây dựng như thế không và nhà nước có khả năng cấp phép cho trường hợp này không? Em có thể nhờ nhà nước can thiệp để mở lối đi chung theo như bờ ruộng không? Mong sớm nhận được tư vấn của Luật Sư và em xin cảm ơn nhiều.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề

     1. Sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề    

     Theo thông tin bạn cung cấp, không rõ chủ nhà xxx đóng cọc và tạm rào lại thửa đất số 942 và 947 để sử dụng vào mục đích gì? Họ sử dụng để trồng lúa hay đã xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm hay trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Dù chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng vẫn được thống kê là đất trồng lúa trừ trường hợp cả khu vực được chuyển đổi hoàn toàn sang đất trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản 3 điều 4 nghị định 35/2015/NĐ-CP như sau:

    “3. Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.”

     Như vậy, dù các hộ liền kề đã được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nhưng vẫn được thống kê là đất trồng lúa và phải tuân thủ những quy định nhất định khi sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề. [caption id="attachment_72464" align="aligncenter" width="450"]Sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề Sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề[/caption]

     2. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

     Điều 6 nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa như sau:

     “Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

  1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
  2. Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
  4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

     a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

     b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

     c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

     d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.”

     Các hộ liền kề khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải có trách nhiệm đăng ký với UBND cấp xã; không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề. Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề.

     Như vậy, việc các hộ liền kề xây dựng bức tường bao quanh đất nhà bạn trên phần bờ ruộng, ảnh hưởng đến giao thông nội đồng, ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất lúa là không đúng theo quy định. Hơn nữa, việc xây dựng kiên cố trên đất trồng lúa là không được phép. UBND cấp xã có trách nhiệm ngăn chặn những hành vi xây dựng trên đất trái phép hoặc gia đình bạn có quyền tố cáo hành vi của họ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về sử dụng đất trồng lúa giữa các thửa liền kề, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178