Quy định về phương án sử dụng lao động theo luật hiện nay
21:38 10/09/2018
Quy định về phương án sử dụng lao động...Nội dung phương án... Trường hợp xây dựng phương án sử dụng... Thủ tục xây dựng phương án sử dụng lao động...
- Quy định về phương án sử dụng lao động theo luật hiện nay
- Quy định về phương án sử dụng lao động
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quy định về phương án sử dụng lao động
Câu hỏi về Quy định về phương án sử dụng lao động
Hiện nay ở TCT Có 01 Ông Trưởng phòng làm việc với Doanh nghiệp theo hình thức ký kết hợp đồng không xác định thời hạn. Nay DN giải thể phòng đó do không còn phù hợp với tình hình Doanh nghiệp hiện nay và 3 nhân sự của Phòng đó do DN không có nhu cầu sử dụng nên đã có 02 người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 37. Còn lại 01 người là Trưởng phòng mà DN không có nhu cầu sử dụng người này vì nhiều lý do trong đó có lý do: Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động (Do giải thể) và phương án sử dụng lao động là người lao động phải chấm dứt HĐLĐ thì Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 38 của Luật Lao động báo trước cho người lao động 45 ngày và chi trả trợ cấp thôi việc theo Điều 48 có được không ạ (hoặc chi trả trợ cấp mất việc làm theo Điều 49)? (Trường hợp này cũng đã có đơn xin chuyển công tác và lãnh đạo đã đồng ý nhưng sau đó lại không chuyển đi, không rõ lý do vì sao ko đi ah, có thể bên tiếp nhận không đồng ý)
Câu trả lời về Quy định về phương án sử dụng lao động
Chào bạn, Luật sư Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định về phương án sử dụng lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định về phương án sử dụng lao động như sau:
1. Cơ sở pháp lý về quy định về phương án sử dụng lao động
2. Nội dung tư vấn Quy định về phương án sử dụng lao động
2.1. Nội dung Quy định về phương án sử dụng lao động
Theo quy định của pháp luật về lao động, trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Theo điều 46 Bộ Luật Lao động 2012:
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Như vậy, nội dung phương án sử dụng lao động bao gồm những nội dung trên. Trong trường hợp doanh nghiệp không thể giải quyết việc làm mới buộc phải cho NLĐ thôi việc thì danh sách những người thôi việc phải được thể hiện rõ trong phương án sử dụng lao động. Việc công ty quy định người lao động phải chấm dứt HĐLĐ thì công ty sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 38 Bộ Luật là không phù hợp về nội dung của phương án sử dụng lao động. [caption id="attachment_121990" align="aligncenter" width="421"] Quy định về phương án sử dụng lao động[/caption]
2.2. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp thay đổi cơ cấu
Như bạn đã đề cập, do công ty có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động (giải thể) nên không có nhu cầu tiếp tục sử dụng lao động.Trong trường hợp này, để đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp, bạn cần thực hiện thủ tục sau:
- Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động với nội dung nêu trên, việc xây dựng này phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động công ty (công đoàn)
- Trường hợp có chỗ làm mới thì ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng.
- Trong trường hợp không thể bố trí việc làm cho NLĐ thì có thể cho NLĐ thôi việc. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho Sở Lao động thương binh và xã hội.
2.3. Chi trả trợ cấp mất việc làm
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
Theo điều 49 Bộ Luật Lao động thì Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Đối với trường hợp của bạn, nếu như công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, đã xây dựng phương án sử dụng lao động, thì công ty sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ.
Còn trong trường hợp NLĐ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng theo điều 37 Bộ Luật Lao động, công ty sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 48 Bộ Luật, mỗi năm làm việc trả 0.5 tháng tiền lương.
Tham khảo thêm bài viết:
- Trường hợp hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định pháp luật
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Để được tư vấn chi tiết về Quy định về phương án sử dụng lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.