Quy định về phát triển và sử dụng rừng phòng hộ như thế nào?
21:20 27/12/2017
Quy định về phát triển và sử dụng rừng phòng hộ được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, nội dung cụ thể như sau:
- Quy định về phát triển và sử dụng rừng phòng hộ như thế nào?
- sử dụng rừng phòng hộ
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ
Kiến thức của bạn:
Quy định về phát triển và sử dụng rừng phòng hộ như thế nào?
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức: Phát triển và sử dụng rừng phòng hộ
1. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ
Căn cứ quy định tại Điều 45 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, việc phát triển và sử dụng rừng phòng hộ được dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng.
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.
- Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ
Được quy định tại Điều 46 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 như sau:
- Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng.
- Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.
3. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 47 quy định:
3.1 Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3.2 Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên
Được quy định như sau:
- Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng;
- Được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3.3 Khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng
Được quy định như sau:
- Được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng;
- Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng;
- Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
3.4 Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng.
4. Quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ
Tại Điều 48 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định về quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ như sau:
- Đối với những diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ thì chủ rừng được quản lý, sử dụng theo quy định về rừng sản xuất tại mục 3 Chương IV của Luật này.
- Đối với đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong rừng phòng hộ không thuộc quy hoạch khu rừng phòng hộ thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đúng mục đích được giao theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Chuyển đổi đất rừng sang đất thổ cư được không?
- Quyền xây nhà ở trên đất rừng nhận giao khoán của hộ gia đình, cá nhân
Để được tư vấn chi tiết về phát triển và sử dụng rừng phòng hộ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected].Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.