• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bồi thường trong tai nạn lao động...Trách nhiệm NSDLĐ khi xảy ra tai nạn lao...Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo dân...Mức bồi thường tai nạn...

  • Quy định về bồi thường trong tai nạn lao động hiện nay
  • Bồi thường trong tai nạn lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Bồi thường trong tai nạn lao động

Câu hỏi về bồi thường trong tai nạn lao động

     Chú tôi làm nghề thợ hồ, trong khi đang thi công lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời trên nóc của hộ nhà dân dưới gầm đường điện 35KV đã bị điện giật suýt mất mạng, phải đi nằm viện bỏng trên 1 tháng, bị cắt bỏ cánh tay phải, hai ngón chân và một số miếng thịt bên trong người bị hoại tử. Hộ gia đình đã bị ngành điện lực lập biên bản buộc dừng thi công, vừa lập xong biên bản vẫn chỉ đạo cho thợ tiến hành làm khi điện lực vừa đi khỏi. 

     Vậy cho hỏi trường hợp này chú tôi có được giải quyết bồi thường gì không từ phía hộ gia đình chủ nhà và người đứng trưởng tổ thợ đi nhận công trình. Trách nhiệm của các bên liên quan ra sao (Chủ nhà thuê thợ, trưởng tổ thợ nhận thầu và điện lực)?

     Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về bồi thường trong tai nạn lao động

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về bồi thường trong tai nạn lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về bồi thường trong tai nạn lao động như sau:

1. Cơ sở pháp lý về bồi thường trong tai nạn lao động

2. Nội dung tư vấn về bồi thường trong tai nạn lao động

2.1. Trách nhiệm NSDLĐ khi xảy ra tai nạn lao động

     Theo khoản 1 điều 142 Bộ luật Lao động 2012 thì:

     " 1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động."

     Khi xảy ra tai nạn lao động, dù lỗi thuộc về phía người lao động hay người sử dụng lao động, người sử dụng lao động đều có trách nhiệm hỗ trợ chi phí viện phí, tiền thuốc men, tiền lương trong quá trình người lao động phải điều trị. Quy định ấy được ghi nhận tại điều 38, 39 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2015 như sau:

     "Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

     1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

     2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

....

     3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

     4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

...

    5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

....."

     Với trường hợp của chú bạn, do bạn không đề cập rõ việc chú bạn hiện tại làm thợ hồ theo dạng làm thuê cho một chủ sử dụng lao động và được trả tiền lương, được đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng đầy đủ hay làm việc dưới dạng nghề tự do, nên chúng tôi chia làm 2 trường hợp. Nếu như chú bạn làm thuê cho một chủ sử dụng lao động (chủ công trình), có kí hợp đồng lao động và được đóng bảo hiểm hàng tháng, chú bạn sẽ được hưởng những chế độ liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động như trình bày ở trên và được tiền trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy khảm khả năng lao động. Còn nếu như chú bạn làm thuê cho chủ sử dụng lao động, nhưng không được kí hợp đồng và tham gia bảo hiểm, chú bạn sẽ được hưởng quyền lợi theo điều 39 như sau:

     "4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động. "

     Nói tóm lại, nếu chú bạn có đang làm thuê cho chủ sử dụng lao động, thì chú bạn có thể liên lạc với người sử dụng lao động để được nhận bồi thường thích đáng do tai nạn lao động. [caption id="attachment_139135" align="aligncenter" width="350"]Bồi thường trong tai nạn lao động Bồi thường trong tai nạn lao động[/caption]

2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo dân sự

     Nếu như chú bạn làm thợ hồ, không được thuê mướn, phân công lao động bởi một chủ sử dụng nhất định, mà làm việc theo dạng nghề tự do gồm nhiều người thợ cùng hợp tác với nhau và cử một người đại diện (tổ trưởng tổ thợ) nhận thầu và làm việc cho những hộ gia đình dưới dạng hợp đồng dịch vụ, việc bồi thường cho chú bạn có thể thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong dân sự. Theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì:

     "1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

     2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác."

     Như vậy, việc xác định chú bạn có được bồi thường hay không phụ thuộc vào việc các bên liên quan có trách nhiệm như thế nào đối với việc chú bạn bị tai nạn, cụ thể là:

     Thứ nhất, chú bạn có thể được phía hộ gia đình bồi thường nếu như phía hộ gia đình có trách nhiệm với việc tai nạn, ví dụ như họ biết về việc lắp đặt máy nước nóng rất nguy hiểm, đã được phía điện lực thông báo về độ nguy hiểm nhưng vẫn cố tình thuê chú bạn làm việc.

     Thứ hai, chú bạn có thể được tổ trưởng tổ thợ bồi thường khi chủ thợ cũng hoàn toàn biết được tính chất nguy hiểm của việc lắp đặt, nhưng vẫn cố tình nhận thầu và yêu cầu chú bạn làm việc.

    Về phía điện lực, phía điện lực có nghĩa vụ bồi thường nếu như họ đã không vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ theo đúng quy định pháp luật, ví dụ như không có biển cảnh báo nguy hiểm dù biết đường dây tải điện gây nguy hiểm cho người dân, không bảo trì đường dây tải điện dù đã đến hạn bảo trì,...

     Tùy thuộc vào trách nhiệm các bên liên quan, chú bạn có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu được bồi thường về sức khỏe một cách chính xác và đúng theo quy định pháp luật. Mức bồi thường sẽ được thực hiện theo thỏa thuận các bên.

     Tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Bồi thường trong tai nạn lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178