Quy định pháp luật về cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên
16:59 22/08/2017
Tôi có câu hỏi cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên muốn luật sư tư vấn như sau: Tôi là giáo viên mầm non công tác được 9 năm và có 9 năm đóng [...]
- Quy định pháp luật về cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên
- Cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁCH TÍNH PHỤ CẤP THÂM NIÊN CHO GIÁO VIÊN
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên muốn luật sư tư vấn như sau: Tôi là giáo viên mầm non công tác được 9 năm và có 9 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tôi đóng bảo hiểm từ tháng 9 năm 2008, Đến tháng 9 năm 2013 tôi được hưởng thâm niên là 5%. Và tôi đã làm hồ sơ thâm niên, đến tháng 9 năm 2017 này là tôi có quyết định được hưởng. Vậy xin luật sư tính giúp tôi xem tôi được truy lĩnh số tiền là bao nhiêu từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 8 năm 2017 ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 54/2011/NĐ-CP chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
- Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Nội dung tư vấn về cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên
1. Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP về điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên:
"1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục.
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu".
Theo quy định pháp luật, điều kiện để giáo viên được hưởng trợ cấp thâm niên thì họ phải có thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục từ đủ 5 năm trở lên. Chỉ tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên đối với thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục trong có cơ sở giáo dục hoặc thời gian hưởng phụ cấp thâm niên tại các ngành nghề khác. Không tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên đối với khoảng thời gian tập sự, thử việc, thời gian hợp đồng làm việc lần đầu.
Như thông tin bạn trình bày, bạn là giáo viên mầm non công tác được 9 năm. Do vậy bạn sẽ được hưởng trợ cấp thâm niên đối với thời gian tham gia giảng dạy giáo dục còn thời gian tập sự sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên.
[caption id="attachment_48157" align="aligncenter" width="450"] Cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên[/caption]
2. Cách tính trợ cấp thâm niên cho giáo viên
Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định mức hưởng trợ cấp thâm niên cho giáo viên là:
"Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp".
Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định:
"b) Giải quyết truy lĩnh và thực hiện chi trả tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thuộc đối tượng được hưởng theo quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này sau khi được cấp có thẩm quyền quản lý nhà giáo phê duyệt, quyết định;"
Theo quy định pháp luật, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục đủ 05 năm sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương đang được hưởng, từ năm sau trở đi mỗi năm phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên của bạn:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo ngạch bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | X | Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng |
Bạn giảng dạy từ 9/2008 - 9/2013: được 5% phụ cấp thâm niên. Giảng dạy từ 9/2013 - 9/2017: được 4% phụ cấp thâm niên (mỗi năm được tính thêm 1%). Vậy tổng phụ cấp thâm niên bạn được hưởng là 9%. Phụ cấp thâm niên của bạn sẽ được tính = (mức lương bạn hiện đang được hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ) x mức lương tối thiểu chung x 9%. Do bạn không cung cấp mức lương cụ thể nên để tính được mức phụ cấp thâm niên mà bạn có thể truy lĩnh sẽ được tính dựa trên công thức trên phụ thuộc vào mức lương của bạn, hệ số chức vụ và mức lương tối thiểu chung.
Như vậy, để truy lĩnh tiền phụ cấp thâm niên, bạn cần liên hệ với người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập nơi bạn giảng dạy để được giải quyết.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo:
- Cách tính phụ cấp thâm niên nghề đối với giáo viên mầm non
- Chế độ phụ cấp thâm niên của nhà giáo theo quy định của luật
Để được tư vấn vấn chi tiết về Quy định pháp luật về cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.