• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định mới về thử việc theo Bộ luật lao động năm 2019 và những điều về người lao động cần lưu ý khi ký kết hợp đồng thử việc.

  • Quy định mới về thử việc theo Bộ luật mới
  • Quy định mới về thử việc
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quy định mới về thử việc

Câu hỏi của bạn:

     Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về quy định mới về thử việc như sau : Tôi đang dự định năm sau tôi ra trường thì sẽ đi thử việc ở một công ty lớn. Theo tôi được biết thì năm 2021 thì quy định về thử việc sẽ có nhiều thay đổi so với năm 2012. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi về những điểm mới về thử việc của năm 2021 để tôi có thể chuẩn bị trước khi đi thử việc. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề quy định mới về thử việc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định mới về thử việc như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Thử việc là gì ?

     Hiện nay một phần do chất lượng nguồn nhân lực chưa thật sự đáp ứng được những nhu cầu, đòi hỏi của thị trường việc làm nên các nhà tuyển dụng đã thực hiện nhiều hình thức việc làm khác nhau để nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời cũng để chiêu mộ đúng những người có năng lực, phù hợp với yêu cầu của công ty. Đó là hình thức thử việc, trong thời gian này các nhà tuyển dụng cũng thấy được mức độ phù hợp của người lao động đối với văn hóa của công ty.

     Thử việc là một quá trình để đi đến thống nhất ký hợp đồng lao động, các vấn đề về thời gian, tiền lương và các quyền, nghĩa vụ khi thử việc theo quy định của pháp luật. Thử việc là yêu cầu người sử dụng lao động đặt ra đối với người lao động để có thể đánh giá xem người lao động có năng lực phù hợp với công việc và môi trường làm việc không để quyết định có ký hay không ký hợp đồng lao động. Đồng thời đây cũng là thời gian để người lao động xem xét môi trường làm việc này có phù hợp với yêu cầu, mong muốn của mình hay không.

2. Những quy định mới về thử việc áp dụng từ năm 2021

     Trong thời gian thử việc người lao động vẫn được hưởng những quyền lợi nhất định vậy nên người lao động cần nắm được những quy định về thử việc để đảm bảo quyền lợi của mình. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2021 Bộ luật lao động 2019 chính thức có hiệu lực, bộ luật này đã có nhiều quy định mới về thử việc so với Bộ luật lao động cũ. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định mới về thử việc năm 2021 như sau:

 2.1.Có thể thoả thuận và ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.

     Thử việc được quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

     Bên cạnh đó thì Bộ luật lao động năm 2012 cũng quy định về thử việc tại Điều 26 như sau:

Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

     Đối chiếu các quy định trên có thể thấy từ năm 2021 người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động trong khi Bộ luật lao động năm 2012 không có quy định về vấn đề này. Quy định này là phụ hợp hơn bởi vì trên thực tế hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp lồng ghép nội dung thử việc vào nội dung của hợp đồng lao động.

2.2. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

     Khoản 3 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 đã quy định về không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Còn theo quy định định trước đây tại Bộ luật lao động năm 2012 thì chỉ quy định người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì không phải thử việc. Điểm mới này của Bộ luật lao động năm 2019 là phù hợp với các quy định mới khác trong bộ luật này vì theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì không còn quy định về loại hợp đồng lao động mùa vụ.

     Đồng thời, đối với những hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng thì không áp dụng quy định về thử việc. Điều này xuất phát từ đặc tính công việc và thời gian hợp đồng. Những hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng thường đối với những công việc đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao, có tính chất thời vụ hoặc để đáp ứng nhu cầu lao động trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn như sắp đến tết khối lượng công việc rất nhiều, nhiều xưởng sản xuất có thể tuyển thêm người lao động làm việc trong một thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

2.3. Kéo dài thời gian thử việc.

     Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

     Có thể thấy theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì thời gian thử việc tối đa là 60 ngày, nhưng đến năm 2021 thì thời gian thử việc tối đa là 180 ngày. Thời gian thử việc tối đa là 180 ngày đối với công việc của người quảng lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về kéo dài thời hạn thử việc đối với người quảng lý doanh nghiệp là phù hợp do công việc này không chỉ đòi hỏi cần có kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi cả về khả năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.

2.4. Khi kết thức thời gian thử việc

     Khi kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động cần thông báo kết quả thử việc cho người lao động biết theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

     Điểm mới của quy định này so với quy định của Bộ luật lao động năm 2012 đó chính là theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 sau khi kết thức thời gian thử việc nếu người lao động đạt yêu cầu thì sẽ giap kết hợp đồng lao động. Còn đối với Bộ luật lao động năm 2019 thì có bổ sung thêm về việc người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động nên khi kết thức thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục hợp đồng lao động đó và nếu không đạt yêu cầu thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đó. Quy định này sẽ đảm bảo được quyền lợi của người lao động hơn sau khi hết thời gian thử việc, người lao động vẫn có thể tiếp tục hợp đồng lao động mà không cần giao kết hợp dồng mới, tiếp tục hưởng các quyền lợi trong hợp đồng lao động đã giao kết.

     Kết luận: Như vậy, sang năm 2021 khi Bộ luật lao động năm 2021 chính thức có hiệu lực, bộ luật này đã có nhiều quy định mới về thử việc. Từ năm 2021 thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động, không áp dụng thử việc đối với người làm việc theo hợp đồng lao động dưới 1 tháng và kéo dài thời gian thử việc tối đa 180 ngày. Bên cạnh đó, Bộ luật lao động năm 2019 còn nhiều điểm mới quy định về hợp đồng lao động, chế độ lương thưởng,.. người lao động cần chủ động nắm bắt thông tin về quy định mới về thử việc để không ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của mình.

3. Câu hỏi tình huống tham khảo: 

     Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề sau: Tôi được biết sang năm 2021 sẽ áp dụng quy định của bộ luật lao động năm 2019. Tôi muốn biết theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì nội dung của hợp đồng lao động sẽ bao gồm những gì để tôi chuẩn bị ký kết hợp đồng thử việc với một công ty mới. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư tư vấn.

Trả lời:

     Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 thì nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm các điều sau:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  •  Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời gian thử việc;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Những điều khoản khác do các bên thỏa thuận không trái quy định của Bộ luật lao động.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề quy định mới về thử việc:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề như năm 2021 còn hợp đồng mùa vụ hay không, trách nhiệm khi không thông báo kết quả thử việc và các vấn đề khác liên quan đến quy định mới về thử việc. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi liên quan đến vấn đề quy định mới về thử việc về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về vấn đề quy định mới về thử việc năm 2021. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về vấn đề NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước như: soạn thảo hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có quy định nội dung thử việc, đơn khiếu nại khi người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định về thử việc,...

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                Chuyên viên: Nguyễn Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178