Pháp luật về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
10:54 03/01/2019
các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định...
- Pháp luật về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Câu hỏi của bạn về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Chào Luật sư, cho tôi hỏi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định như thế nào
Mong nhận được câu trả lời sớm của Luật sư
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
1, Căn cứ pháp lý về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Bộ luật lao động năm 2012
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
2, Nội dung tư vấn về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Tạm hoãn hợp đồng lao động có thể được thực hiện do ý chí của cả hai bên (NSDLĐ và NLĐ) hoặc do điều kiện khách quan, yếu tố khác tới từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc do bản thân NLĐ, NSDLĐ mà trong trường hợp đó, pháp luật lao động quy định cụ thể phải tạm hoãn hợp đồng lao động. Cụ thể, tạm hoãn hợp đồng lao động được pháp luật quy định như sau:2.1 Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 32 BLLĐ 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ gồm:
"1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.”
Với trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn có thể là lí do bất kì như đi du lịch, do khó khăn…mà người lao động chấp nhận lí do đó.
Theo quy định trên của pháp luật thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được đương nhiên tạm hoãn thực hiện mà không phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động, việc tạm hoãn hợp đồng theo quy định này sẽ không bị hủy bỏ hay mất hiệu lực hợp đồng cho đến khi hết thời hạn tạm hoãn theo pháp luật quy định hoặc hết thời hạn do hai bên thỏa thuận. [caption id="attachment_143711" align="aligncenter" width="518"] Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động[/caption]
2.2 Trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động
Điều 33 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
"Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác."
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 33 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
"1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
2.Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới."
Như vậy, không có quy định nào của pháp luật về việc khi tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động sẽ được hưởng chế độ gì. Bạn có thể đối chiếu với nội dung của hợp đồng, các thỏa thuận cụ thể của các bên, nội quy/quy chế của công ty mình để xem xét các chế độ được hưởng...
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
- Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động do nhập ngũ
- Quy định của pháp luật về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Để được tư vấn chi tiết về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên Hoan.