• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử phạt vi phạm khi hủy hoại đất là quy định mới từ năm 2020...người vi phạm nếu không chấp hành quy định xử phạt sẽ bị thu hồi đất..

  • Phạt vi phạm khi tự ý san, lấp, hủy hoại đất từ năm 2020
  • Phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020

Câu hỏi của bạn về Phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi xin được tư vấn như sau: mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hủy hoại đất năm 2020 là bao nhiêu? và có bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung gì hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về Phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020

Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020 như sau:

1. Căn cứ pháp lý về Phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020

2. Nội dung tư vấn về Phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020

     Hủy hoại đất theo nghị định 79/2019/NĐ-CP là một trong số những hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, còn có thể bị xử lý hình sự. Hủy hoại đất có rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau trên thực tế. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về các hành vi được coi là hủy hoại đất, mức phạt hành chính và hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có), nội dung chi tiết:

2.1. Thế nào là hành vi hủy hoại đất

     Hủy hoại đất là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Nghị định 102/2014/NĐ-CP (nghị định bị thay thế bởi nghị định 79/2019/NĐ-CP) không quy định đây là một hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Cụ thể, Khoản 3, Điều 3 nghị định 79/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 3: Giải thích từ ngữ 3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó: a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận; b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp; c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người; d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất; đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Theo đó, hủy hoại đất biểu hiện bởi các hành vi sau thì được coi là vi phạm pháp luật đất đai:
  • Làm biến dạng địa hình đất, như: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề...
  • Làm suy giảm chất lượng đất, như: làm mất/giảm độ dầy của đất; gây xói, mòn đất...
  • Làm mất khả năng sử dụng đất: sau khi làm biến dạng, làm suy giảm đất dẫn đến đất không còn giá trị sử dụng như mục đích đã được Nhà nước giao, công nhận, cho thuê.
Như vậy, tự ý san lấp mặt bằng đất mà làm thay đổi độ dốc bề mặt đất, hạ thấp bề mặt đất vì lấy đất bề mặt dùng vào việc khác sẽ là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và bị xử phạt vi phạm hành chính. Các hành vi khác không được liệt kê trong nghị định 91/2019/NĐ-CP mà gây ảnh hưởng đến độ màu mỡ, độ dày của đất hay làm thay đổi địa hình đất sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. [caption id="attachment_184373" align="aligncenter" width="425"] Phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020[/caption]

2.2. Mức xử phạt khi hủy hoại đất

Điều 15 của nghị định này quy định mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại đất như sau:
Điều 15. Hủy hoại đất 1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên. 2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.
     Do đó, mức phạt chính của hành vi hủy hoại đất sẽ tùy thuộc vào diện tích đất bị hủy hoại. Nếu gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Kết luận: Như vậy, kể từ 5/1/2020 rất nhiều các hành vi trước đây không được coi là vi phạm pháp luật sẽ là các hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có hành vi hủy hoại đất. Mức phạt tùy thuộc vào diện tích đất bị hủy hoại, mức độ bị hủy hoại. Nếu người vi phạm không chấp hành biện pháp xử lý vi phạm, biện pháp khắc phục sẽ bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại luật đất đai mà không được đền bù bồi thường về đất. Thẩm quyền xử lý vi phạm có thể: Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành tùy mức độ vi phạm. Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về Phạt vi phạm khi hủy hoại đất 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Quỳnh Dinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178