Phân chia tài sản chung là di sản thừa kế của ông và bố để lại
09:04 24/08/2017
Tài sản chung là di sản thừa kế...phân chia tài sản chung là di sản thừa kế của ông và bố để lại...xác định quyền được nhận di sản thừa kế..
- Phân chia tài sản chung là di sản thừa kế của ông và bố để lại
- Tài sản chung là di sản thừa kế
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG LÀ DI SẢN THỪA KẾ CỦA ÔNG VÀ BỐ ĐỂ LẠI
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư!
Tôi có câu hỏi muốn luật sư giải đáp giúp tôi!
Gia đình tôi có mẹ mất sớm, nhà có 3 chị em gái. Từ nhỏ ở cùng gia đình có bố; bố tôi có xây nhà 3 tầng ông bà nội và chú chưa lấy vợ. Đến năm học lớp 10 thì bố tôi cũng mất vì tai nạn. Từ đó vẫn sống chung cùng ông bà và chú sau đó lập gia đình và tất cả ở chung. Tuy nhiên có 2 nhà để ở, ăn và sinh hoạt chung.
Một thời gian sau Ông nội là người trụ cột trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo, chúng tôi có bảo ông tách ra 2 đất 2 sổ đỏ với tên chú và tên chị Cả nhà tôi.
Sau đó Ông mất đi thì Chú Thím đã lấy toàn bộ giấy tờ đất 2 nhà và không đưa cho chúng tôi.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi liệu có trường hợp Chú ấy có lấy mất quyền sử dụng đất (sang tên về của chú) sổ đỏ đất nhà tôi không?
Tôi rất lo lắng và hoang mang!
Rất mong luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi cảm ơn rất nhiều!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn về phân chia tài sản chung là di sản thừa kế của ông và bố để lại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi về thửa đất và nhà đang phát sinh tranh chấp còn thiếu, chưa đủ dữ kiện để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết cho trường hợp của bạn. Do đó, dựa theo thông tin như trên, chúng tôi xin đưa ra những tư vấn tổng quát nhất như sau:
1. Xác định quyền ở hữu tài sản chung là di sản thừa kế
Trước hết, bạn không nói rõ, thửa đất có xây dựng nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Nếu đã được cấp rồi thì ai là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hiện trạng sử dụng, giấy tờ ghi nhận về quyền sử dụng đối với thửa đất và căn nhà đó bao gồm những loại giấy tờ, văn bản nào; nội dung trong đó gồm những gì…bởi bạn không nêu rõ giấy tờ đất là loại giấy tờ gì nên chúng tôi tạm thời phân chia thành hai trường hợp: đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp 1: thửa đất và căn nhà đang có tranh chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Lúc này, việc phân định quyền sử dụng đất thuộc về ai sẽ phụ thuộc vào giấy chứng nhận đã cấp. Ai là người được hưởng thừa kế sẽ theo quy định của luật, bởi, theo thông tin mà bạn cung cấp thì ông và bố bạn khi mất không để lại di chúc. Vậy nên, việc phân chia thừa kế sẽ theo pháp luật, theo từng hàng thừa kế và trên nguyên tắc, hết hàng thừa kế thứ nhất hoặc hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, không ai nhận di sản thì mới tới hàng thừa kế thứ hai. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố bạn thì người được nhận thừa kế sẽ là: các con của bố bạn, vợ của bố bạn, bố mẹ đẻ (nuôi hợp pháp) của bố bạn. Hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn: các con của ông bạn, bà nội bạn và bố mẹ của ông nội bạn (nếu còn sống tại thời điểm mở thừa kế). Điều 651 bộ luật dân sự quy định về phân chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Trường hợp 2: Căn nhà và thửa đất đang có tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Lúc này, theo quy định pháp luật, cần phải xem xét tới “giấy tờ đất” hay chính là những căn cứ để chứng minh xem người có quyền sử dụng mảnh đất với ngôi nhà đó là của ai. Không thể phủ nhận được việc xây dựng nên căn nhà 3 tầng để ở là có công lao đóng góp của bố mẹ bạn => về nguyên tắc phân chia tài sản thì riêng tài sản này không thể thiếu phần của các bạn – là con của bố bạn được.
Tuy nhiên, để biết chi tiết xem mình được hưởng bao nhiêu phần trong tổng số di sản thừa kế đó thì cần phải xem xét chi tiết các loại giấy tờ ghi nhận quyền và xem xét trên thực tế việc sử dụng đất và nhà đó như thế nào. [caption id="attachment_48557" align="aligncenter" width="316"] Tài sản chung là di sản thừa kế[/caption]
2. Phân chia tài sản chung là di sản thừa kế
Vấn đề mà bạn quan tâm nhất hiện nay là “giấy tờ nhà”- tức phần chứng minh quyền đối với di sản thừa kế đang nằm trong tay chú thím bạn. Trước hết, nếu như giấy tờ nhà chính xác là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (dù mang tên ông bạn hay mang tên bố bạn thì bạn vẫn được hưởng một phần do được thừa kế thế vị theo quy định pháp luật). Bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa phân chia di sản thừa kế để được tòa giải quyết. Lúc này, dù muốn hay không thì chú thím bạn buộc phải giao ra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất.
Còn nếu trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trước tiên phải xem “loại giấy tờ nhà” mà chú thím bạn đang giữ là loại gì. Bạn có thể nhờ tới tiếng nói của các bác, các chú...trong dòng họ, lời nói của họ có sức nặng để buộc bên chú thím bạn giao ra giấy tờ và giải quyết trong gia đình trước. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là việc giải quyết nội bộ, trong gia đình. Nếu chú thím bạn nhất quyết một hai không đồng ý hợp tác thì bạn cũng có thể làm đơn: một là lá đơn yêu cầu ngăn chặn việc làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho chú thím bạn nộp cho đơn vị tiếp nhận hồ sơ là Ủy ban nhân dân xã hoặc phòng tài nguyên môi trường; hai, là lá đơn yêu cầu phân chia di sản thừa kế, gửi lên cho tòa án nhân dân huyện nơi có đất và tài sản gắn liền với đất là di sản thừa kế đang có tranh chấp.
Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:
- Ai có quyền hưởng di sản thừa kế?
- Giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Để được tư vấn về Phân chia tài sản chung là di sản thừa kế của ông và bố để lại, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.