• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể có điểm gì giống và khác nhau? mối quan hệ giữ hợp đồng lao động với thoả ước lao động tập

  • Phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể
  • phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 

 Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi thắc mặc không biết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể có điểm gì khác nhau hay không. Muốn phân biệt được thì tôi cần xem xét trên những phương diện nào. Và giữa hợp dồng lao động thoả ước lao động tập thể có mối quan hệ gì hay không? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư để giúp tôi phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể được hiểu thế nào?

     Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể là những văn bản thỏa thuận giữa chủ thể là người sử dụng lao động và người lao động được quy định tại bộ luật lao động năm 2012. Tuy nhiên 2 văn bản có sự khác nhau về hình thức, nội dung, hệ quả pháp lý, phạm vi áp dụng... Vì vậy bài viết sẽ phân tích cụ thể sự khác biệt giữa hai loại văn bản này. 2. Mối quan hệ hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể

     Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động là hai hình thức giao kết hợp đồng lao động phổ biến hiện nay. Khi đó, người  lao động trước khi vào làm việc phải tiến hành ký kết một trong hai loại trên.Hợp đồng lao động với thoả ước lao động tập thể có cùng bản chất, nên chúng có mối quan hệ là sự tác động qua lại với nhau.

    Hợp đồng lao động là cơ sở để kí kết thỏa ước lao động tập thể. Xét về mặt thời gian, thì quan hệ hợp đồng luôn có trước quan hệ thỏa ước lao động tập thể và chỉ khi có hợp đồng lao động mới có thể có thỏa ước lao động tập thể. Được xây dựng trên cơ sở hợp đồng lao động nhưng thỏa ước lao động tập thể vẫn có sự tác động ngược lại hợp đồng lao động nhằm bổ sung và nâng cao những thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

2. Phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể

    Hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể có điểm giống nhau là: Cơ sở hình thành của hợp đồng lao động  và thoả ước lao động tập thể đều được hình thành trên cơ sở thoả thuận, thống nhất ý chí các bên. Đồng thời sự thoả thuận của các bên được thể hiện dưới dạng văn bản ghi nhận quyền, nghĩa vụ các bên. 

   Ngoài điểm giống nhau trên thì hợp đồng lao động thoả ước lao động tập thể còn có điểm khác nhau. Bài viết sẽ phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể trên những phương diện như: Khái niệm, phân loại, tính chất, nội dung, yêu cầu về nội dung, hình thức chứa đựng, phạm vi, hệ quả pháp lý,  số lượng văn bản, mức độ quyền lợi, thủ tục.... được làm rõ trong bảng dưới đây.

  Hợp đồng lao động  Thoả ước lao động tập thể 
khái niệm  Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động(Điều 15 Bộ luật Lao động 2012). Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.(Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012)
Phân loại
  • Hợp đồng lao động có thời hạn
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Hợp đồng thời vụ
(Điều 22 Bộ luật Lao động 2012)
  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp
  • Thoả ước lao động tập thể ngành
  • Thỏa ước lao động tập thể khác
(Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012)
Tính chất Hợp đồng lao động có tính cá nhân do chủ thể là cá nhân người lao động Thỏa ước lao động mang tính tập thể do chủ thể là đại diện cho tập thể người lao động (thường là tổ chức công đoàn)
Nội dung Hợp đồng lao động chỉ liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân người lao động. Thỏa ước lao động tập thể chứa đựng những thỏa thuận liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả tập thể lao động. Nó còn tác động đến những đối tượng không tham gia quá trình ký kết thỏa thuận.
Yêu cầu về nội dung
  • Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Hợp đồng lao động cụ thể hóa thỏa ước tập thể, nó quy định điều kiện làm việc và quyền lợi, nhiệm vụ của người lao động. Tuy nhiên hợp đồng lao động không nhằm vào mọi vấn đề được nêu ra trong thỏa ước tập thể. Một số điều khoản của thỏa ước tập thể dành cho toàn bộ tập thể lao động như các ngày nghỉ lễ, phúc lợi của doanh nghiệp… thì không cần phải nhắc lại trong từng hợp đồng lao động cá nhân.
  • Hợp đồng lao động phải đảm bảo quy định về quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động không được thấp hơn quy định trong thoả ước lao động tập thể đang áp dụng; nếu trường hợp bị giới hạn quyền lợi thấp hơn thì toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
Không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Hình thức chứa đựng Hợp đồng lao động chỉ chứa đựng những quy tắc xử sự có tính cá biệt áp dụng cho quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng đó.  Thỏa ước lao động tập thể chứa đựng những quy tắc xử sự chung. Thỏa ước lao động tập thể điều chỉnh mọi quan hệ lao động phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành thuộc phạm vi áp dụng của nó. 
Phạm vi Chỉ áp dụng 1 cá nhân người lao động cụ thể. Áp dụng đối với mọi người lao động trong doanh nghiệp (nếu là thỏa ước lao động doanh nghiệp), hoặc áp dụng cho mọi người lao động trong cả một ngành (nếu là thỏa ước lao động ngành).
Hệ quả pháp lý Hợp đồng lao động chính là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. Thỏa ước lao động tập thể không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động.
Số lượng Đối với hợp đồng  bằng văn bản được lập thành 2 bản
(Khoản 1 điều 16 bộ luật lao động 2012)
– Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được lập thành 5 bản (khoản 2 Điều 83 bộ luật lao động 2012 );– Đối với thoả thuận lao động tập thể ngành được lập thành 4 bản (khoản 2 Điều 87 bộ luật lao đọng 2012). 
  Mức độ quyền lợi được hưởng của người lao động Hợp đồng lao động cá nhân, từng người lao động cam kết về điều kiện lao động, quyền lợi, nghĩa vụ trong lao động khác nhau.=> Chỉ ghi nhận quyền lợi cụ thể cho người lao động.  Cơ chế thương lượng tập thể, vì là tập thể lao động thương lượng, thỏa thuận=> Người sử dụng lao động không thể áp đặt ý chí của mình để quy định những điều kiện bất lợi, thậm chí vô lý cho cả tập thể lao động – những điều này chỉ có thể xảy ra khi thỏa thuận cá nhân, người lao động đơn lẻ, không có tổ chức đại diện, không đủ sức mạnh để đạt được sự bình đẳng.=> Có nhiều thỏa thuận có lợi hơn, bảo vệ người lao động tốt hơn như quy định: quyền và nghĩa vụ chung của cả tập thể người lao động, của từng bộ phận hoặc quy định các nguyên tắc, cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của quan hệ lao động cá nhân. 
Thủ tục đăng ký Không quy định thủ tục đăng ký Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện nguời sử dụng lao động gửi thoả ước đến các cơ quan sau:
  • Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp.
  • Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với thoả ước tập thể ngành
(Điều 75 Bộ luật Lao động 2012)
  Hiệu lực hợp đồng  Ngày có hiệu lực được ghi rõ trong thoả ước; trường hợp thoả ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết (Điều 76 BLLĐ)  Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên giao kết (Điều 25 BLLĐ)
Chủ thể tham gia ký kết
  •  Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của cá nhân trong truờng hợp nguời lao động từ đủ 13 đến duới 15 tuổi
  • Người sử dụng lao động
Lưu ý một số trường hợp đặc biệt:
  • Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
  •  Khi sử dụng người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng bằng văn bản với người đại diện pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.
  • Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
  •  Đại diện tập thể người lao động.
  • Người sử dụng lao động hoặc đại diện nguời sử dụng lao động
(nếu là thỏa ước ngành). 
 Thời hạn hợp đồng  Tùy vào loại hợp đồng Thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước dưới  1 năm (Điều 85, 89 bộ luật lao động 2012) 
Cơ sở phát sinh tranh chấp Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động (khoản 7 Điều 3 BLLĐ). 
  • Tranh chấp phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận khác (khoản 8 Điều 3 BLLĐ);
  •  Tranh chấp phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật trong quá trình thương lượng giữa hai bên  (khoản 9 Điều 3 BLLĐ).
 
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp  Cơ quan cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân.
  •  Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền: các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
      Như vậy, Hợp đồng lao động thoả ước lao động tập thể đều có bản chất là dựa trên sự thoả thuận tuy nhiên còn có nhiều điểm khác nhau trên các phương diện như đối tượng kí hết, trình tự, thời điểm có hiệu lực, nội dung, phân loại và những phương diện khác như bảng trên đã nêu rõ.

     Thỏa ước lao động tập thể có mối quan hệ tương tác với pháp luật lao động và hợp đồng lao động. Chính nhờ sự tác động lẫn nhau đó mà hệ thống pháp luật lao động hiện hành ngày càng được bổ sung, hoàn hiện; các thỏa ước lao động tập thể được sự dụng phổ biến và có giá trị pháp lý như là một “bộ luật con”; còn hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với thỏa ước lao động của doanh nghiệp nói riêng và pháp luật lao động nói chung. Từ đó, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động được tôn trọng, bảo vệ và đặc biệt là của người lao động. Sự ra đời của thỏa ước lao động tập thể có thể nói là đánh dấu sự phát triển của pháp luật lao động, cụ thể hóa pháp luật, đồng thời thêm một căn cứ pháp lý nữa để bảo vệ người lao động. Từ vấn đề luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể đi đến sự thỏa thuận, thương lượng giữa tập thể lao động với người lao động, bổ sung cho những hợp đồng lao động giữa các bên trong quan hệ lao động và đi đến mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích của chính những người lao động.  

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể

 

Tư vấn qua tổng đài 19006500 về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể như: thủ tục pháp lý, đối tượng giao kết, nghĩa vụ và quyền lơi, hiệu lực và những câu hỏi liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

 

Tư vấn qua Email phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

 

Tư vấn trực tiếp về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

 

Dịch vụ thực tế về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về lao động thời vụ bị tai nạn lao động như: tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi bên yêu cầu, soạn thảo đơn yêu cầu.....

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lan Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178