Phân biệt đại diện và giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành
09:26 02/12/2023
Phân biệt đại diện và giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành, Giám hộ và đại diện là những chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự ...
- Phân biệt đại diện và giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành
- Phân biệt đại diện và giám hộ
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phân biệt đại diện và giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành
Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về giám hộ và đại diện trong dân sự như: giám hộ là gì? đại diện là gì? thế nào là đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền? phân biệt giám hộ và đại diện theo quy định của pháp luật và các vấn đề liên quan. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
1. Khái niệm về giám hộ và đại diện trong dân sự
Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về giám hộ như sau:
Điều 46. Giám hộ
"1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ".
Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện như sau:
Điều 134. Đại diện
"1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện"
Giám hộ và đại diện là những chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Những quy định chi tiết của Bộ luật dân sự về giám hộ và đại diện đã phần nào đáp ứng đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc tạo lập một định chế pháp lý thống nhất, giải quyết hiệu quả những nhu cầu trong nhân dân liên quan đến việc giám hộ, việc bảo vệ quyền lợi của người yếu thế cũng như xác lập một quan hệ đại diện giữa các chủ thể trong giao dịch dân sự.
Với tầm quan trọng như vậy song không nhiều người biết được sự khác nhau giữa 2 chế định này, nắm bắt được nguyên vọng trên công ty luật Toàn Quốc sẽ giúp bạn đọc phân biệt cụ thể 2 chế định trên [caption id="attachment_39860" align="aligncenter" width="392"] Phân biệt đại diện và giám hộ[/caption]
2. Phân biệt đại diện và giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành
Tiêu chí | Giám hộ | Đại diện |
Cơ sở pháp lý | Được quy định từ điều 46 - điều 63 BLDS năm 2015 | Được quy định từ điều 134 - điều 143 BLDS năm 2015 |
Định nghĩa | Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ | Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự |
Bản chất | - Chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất NLHVDS - Thay người được giám hộ tham gia vào các giao dịch dân sự | Nhân danh người được đại diện để thực hiện các quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ cho người được đại diện |
Phân loại | Giám hộ được chia làm 2 loại là: + Giám hộ đương nhiên + Giám hộ cử | Đại diện được chia làm 2 loại là: + Đại diện theo pháp luật + Đại diên theo quyền |
Đối tượng | - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; - Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất NLHVDS; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế NLHVDS; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; - Người mất NLHVDS; - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. | - Con chưa thành niên - Người được giám hộ - Người do Tòa án chỉ định - Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ - Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật - Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. |
Chủ thể thực hiện | - Cá nhân - Pháp nhân | - Cá nhân - Pháp nhân |
Quyền và nghĩa vụ khi tham gia giám hộ và đại diện | Đối với giám hộ thì họ được thực hiện toàn bộ các quyền khi giám hộ. Trong số những quyền mà họ có thì đáng chú ý là người giám hộ có quyền quản lý và sử dụng tài sản của người được giám hộ (nếu có) để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự và dử dụng tài sản đó để chi tiêu cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng người được giám hộ. Trong số các nghĩa vụ mà người giám hộ phải thực hiện thì nổi bật lên nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục hoặc bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ | Đối với người đại diện thì quyền và nghĩa vụ của họ gắn liền với phạm vi được dại diện, người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện |
Bài viết tham khảo:
- Chấm dứt việc giám hộ và hậu quả pháp lý
- Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện
- Thủ tục đăng ký giám hộ
Liên hệ Luật sư tư vấn về phân biệt đại diện và giám hộ
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về phân biệt đại diện và giám hộ mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về phân biệt đại diện và giám hộ. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau:- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Liên kết tham khảo: