• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chỉ định người bào chữa giúp đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội. Vậy trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa?

  • Những trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa? Thủ tục chỉ định người bào chữa như thế nào?
  • trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

    Thưa luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa và việc chỉ định người bào chữa trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

1. Quyền bào chữa có ý nghĩa như thế nào?

     Theo quy định pháp luật hiện hành, để đảm bảo công bằng cho tất cả các bên - người bị hại và người bị buộc tội, pháp luật cho phép bị can, bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho hành vi bị cáo buộc của mình. Tuy nhiên nếu nhìn từ tính phức tạp của quá trình giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề tự bào chữa là việc hết sức khó khăn. Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm nhiều vấn đề pháp lý của luật nội dung cũng như luật tố tụng như hành vi bị truy tố có dấu hiệu tội phạm hay không, nếu là tội phạm thì là tội gì, bị cáo có lỗi khi thực hiện hành vi đó hay không, lỗi cố ý hay vô ý, chứng cứ của bên buộc tội có hợp pháp hay không, việc bắt người, khám nhà có đúng luật hay không... Do vậy bào chữa thông qua sự trợ giúp của người có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm hoạt động tố tụng là hình thức phổ biến và chủ đạo.

     Quyền bào chữa được xem như là phương tiện pháp lý cần thiết để người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thừa nhận quyền bào chữa là thừa nhận tính tranh tụng trong hoạt động tố tụng - điều kiện không thể thiếu được cho việc xét xử khách quan, công minh. Càng mở rộng phạm vi quyền bào chữa bao nhiêu thì càng mở rộng tính tranh tụng bấy nhiêu và kết quả tương ứng là càng hạn chế khả năng làm oan sai người vô tội trong xét xử.

     Về nguyên tắc, người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt luật quy định sự tham gia của người bào chữa vào trong vụ án không phụ thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo mà đây là quy định bắt buộc. Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự là quy định mang tính nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Theo đó, trong một số trường hợp đặc thù, do tính chất và hậu quả của tội phạm, hoặc do hạn chế về năng lực nhận thức, năng lực hành vi, dù bị can, bị cáo không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải chỉ định người bào chữa để đảm bảo quyền lợi cho họ. Trường hợp này pháp luật gọi là chỉ định người bào chữa. Những trường hợp này liên quan đến các bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, hoặc bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, bản thân những người này xét các đặc điểm thực tế ta thấy họ có nhiều đặc điểm bất lợi hơn so với những bị can, bị cáo khác. Do vậy, việc quy định những chủ thể này buộc phải được các cơ quan có thẩm quyền chỉ định người bào chữa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

2. Trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa?

     Chỉ định người bào chữa là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền THTT nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời Luật sư và người bị buộc tội thuộc một trong các trường hợp được quy định cụ thể.

2.1 Trường hợp phải chỉ định người bào chữa

Thứ nhất, Bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Mức 20 năm tù, tù chung thân, tử hình là mức luật định; là mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với bị can, bị cáo khi khởi tố truy tố, xét xử chứ không phải là mức hình phạt cụ thể mà Tòa án sẽ áp dụng đối với bị cáo khi xét xử bị cáo về tội đó.

Ví dụ: Bị can bị khởi tố về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 (là trường hợp có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình), nếu bị can, người đại diện hoặc người thân thích của bị can không mời Luật sư thì cơ quan THTTcó thẩm quyền phải chỉ định Luật sư cho bị can vì mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS là “tử hình”.

Thứ hai, Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi: Đây là các đối tượng không thể tự bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân họ nên để bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, nếu người đại diện hoặc người thân thích của những đối tượng này không yêu cầu Luật sư thì cơ quan THTT có thẩm quyền phải chỉ định Luật sư cho họ.

Chỉ định Luật sư là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, tuy nhiên người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội vẫn có quyền chấp nhận, thay đổi hoặc từ chối Luật sư theo chỉ định của cơ quan THTT có thẩm quyền.

Lưu ý: Việc chỉ định Luật sư chỉ tiến hành khi có đầy đủ hai điều kiện là:

  • Người bị buộc tội thuộc vào một trong hai trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015;
  • Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời Luật sư.

2.2 Cơ quan có thẩm quyền cử người bào chữa

     Để thực hiện trách nhiệm chỉ định Luật sư theo quy định của pháp luật, Cơ quan có thẩm quyền THTT phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử Luật sư:

  • Đoàn Luật sư phân công tổ chức hành nghề Luật sư cử Luật sư. Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận yêu cầu cử Luật sư của cơ quan THTT thì phải phân công tổ chức hành nghề Luật sư cử Luật sư. Cơ quan THTT hoặc Đoàn Luật sư không được chỉ định trực tiếp cá nhân Luật sư làm Luật sư , trừ trường hợp Luật sư hành nghề cá nhân thì Đoàn Luật sư được phân công trực tiếp.
  • Tương tự, khi tiếp nhận yêu cầu cử Luật sư của cơquan tiến hành tố tụng, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhànước phải cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư làcộng tác viên với Trung tâm bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
  • Ủy ban MTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử BCVND bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm câu hỏi về trường hợp nào phải chỉ định người bảo chữa như: trình tự, thủ tục, thời hạn... Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất. .

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn !

Chuyên viên: Lan Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178