• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại theo quy định mới nhất năm 2020 được quy định tại Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

  • Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại
  • trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC BỔ NHIỆM THỪA PHÁT LẠI

Câu hỏi của bạn về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp đó là: Theo quy định hiện hành, những trường hợp nào không được bổ nhiệm làm Thừa phát lại? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

1. Cơ sở pháp lý về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại:

2. Nội dung tư vấn về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại:

     Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

     Việc bổ nhiệm Thừa phát lại được thực hiện khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, tuy nhiên pháp luật hiện hành có quy định một số trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại, cụ thể như sau:

2.1 Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Theo đó, để được bổ nhiệm Thừa phát lại, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện:

  • Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
[caption id="attachment_188114" align="aligncenter" width="450"] Trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại[/caption]

2.2 Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại

     Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm:

  • Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.
  • Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
  • Người quy định tại khoản 3 Điều này bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.
  • Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
  • Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
  • Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

     Như vậy, cá nhân chỉ được bổ nhiệm Thừa phát lại khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bổ nhiệm và không thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại đã nêu ở trên.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Mai

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178