• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi Luật sư tham gia hoạt động đối chất, cần ghi chép lại diễn biến của cuộc đổi chất như những người tham gia, mối quan hệ giữa các bên đổi chất.

  • Những lưu ý khi Luật sư tham gia hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động điều tra khác
  • Luật sư tham gia hoạt động đối chất
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:

     Khi tham gia hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động điều tra khác, Luật sư cần chú ý những nội dung gì?

     Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư, tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Bên cạnh việc gặp, hỏi người bị buộc tội; có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; được hỏi người bị buộc tội; Luật sư còn được tham gia một số hoạt động điều tra như có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và một số hoạt động điều tra khác.

     Tuy nhiên, pháp luật tố tụng cũng chưa quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia những hoạt động điều tra này, ngoài các quy định chung về quyền và nghĩa vụ của Luật sư tại Điều 73 BLTTHS 2015. Tuy nhiên, từ nội dung đặc thù của mỗi hoạt động điều tra và từ thực tiễn hoạt động bào chữa, khi tham gia những hoạt động điều tra, Luật sư cần chú ý những vấn đề sau đây:

1. Khi tham gia hoạt động đối chất

     Việc đối chất được ĐTV (hoặc KSV) tiến hành trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn. Hiện nay, ngoài bị can, pháp luật tố tụng chỉ quy định người làm chứng hoặc bị hại tham gia đối chất với tư cách là một bên đối chất.

     Trước khi tham gia hoạt động đối chất (với tư cách người chứng kiến), Luật sư cần nắm được những mâu thuẫn đang tồn tại mà những mâu thuẫn này không được giải quyết sẽ gây bất lợi cho người bị buộc tội để đề nghị ĐTV cho đổi chất nhằm làm rõ (Luật sư cũng có thể chủ động gửi văn bản đề nghị cơ quan THTT tổ chức đối chất để làm rõ những mâu thuẫn đang tồn tại đó).

     Khi tham gia hoạt động đối chất, Luật sư cần ghi chép lại đầy đủ diễn biến của cuộc đổi chất như những người tham gia đối chất, mối quan hệ giữa các bên đổi chất, việc phổ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia, nội dung hỏi, đáp của ĐTV và các bên.

     Luật sư cũng cần lưu ý những vấn đề chưa được đối chất hoặc đã được đối chất nhưng chưa đầy đủ, những vấn đề đã được đổi chất dẫn đến kết luận có lợi (hoặc bất lợi) cho người được bào chữa để có phương án bào chữa, bảo vệ phù hợp.

2. Khi tham gia hoạt động nhận dạng hoặc hoạt động nhận biết giọng nói

     Việc nhận dạng được ĐTV tiến hành khi thấy cần thiết để phục vụ cho việc điều tra với sự tham gia bắt buộc của người làm chứng, bị hại, bị can hoặc người chứng kiến. Còn việc nhận biết giọng nói được ĐTV tiến hành khi thấy cần thiết để phục vụ cho việc điều tra với sự tham gia bắt buộc của giám định viên âm thanh, người chứng kiến, người được yêu cầu nhận biết giọng nói và người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm.

     Tùy thuộc vào các tình tiết của vụ án hoặc yêu cầu của việc bào chữa, Luật sư cần chủ động đề nghị CQĐT tổ chức nhận dạng, nhận biết giọng nói hoặc cho tham gia việc nhận dạng, nhận biết giọng nói nếu việc nhận dạng, nhận biết giọng nói liên quan đến người được bào chữa

     Khi tham gia nhận dạng, nhận biết giọng nói, Luật sư cần ghi chép lại đầy đủ diễn biến của cuộc nhận dạng nhận biết giọng nói của những người tham gia nhận dạng, việc phồ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia; đối tượng đưa ra nhận dạng (người, vật hay ảnh - nếu không có điều kiện nhận dạng trực tiếp) hay nhận biết giọng nói (trực tiếp hay băng ghi âm).

     Do nhiều động cơ khác nhau như sợ bị trả thù, vì quan hệ thân thiết không muốn người thân của mình bị vào tù, sợ phiền phức... nên nhiều người tham gia nhận dạng, nhận biết giọng nói đã né tránh khi báo, chỉ trả lời là không biết, không nhớ...

     Vì vậy, Luật sư cần ghi chép lại đầy đủ diễn biến của cuộc nhận dạng, nhận biết giọng nói, đặc biệt là những tình tiết có lợi (hoặc bất lợi) cho người được bào chữa để từ đó có kiến nghị với cử tri quan THTT cho tiến hành lại việc nhận dạng, nhận biết giọng nói hoặc có hướng bào chữa phù hợp.

3. Khi tham gia hoạt động thực nghiệm điều tra

     Việc thực nghiệm điều tra được CQĐT tiến hành khi cần kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án thông qua việc dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết.

     Tương tự như việc đối chất, nhận dạng hoặc nhận biết giọng nói, từ hoạt động thực nghiệm điều tra có thể phát hiện được những tình tiết có lợi cho việc bào chữa, do vậy Luật sư cũng cần chủ động đề nghị CQĐT cho tham gia thực nghiệm điều tra nếu việc thực nghiệm điều tra liên quan đến người được bào chữa.

     Khi tham gia thực nghiệm điều tra, Luật sư cần chú ý quan sát, ghi chép (hoặc ghi hình - việc này không bị pháp luật cấm) lại đầy đủ các diễn biến của cuộc thực nghiệm (đặc biệt là việc diễn lại hành vi phạm tội) để đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án như Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khi khám nghiệm tử thi, lời khai của bị can, bị hại, người làm chứng nhằm xác định sự thật của vụ án.

     Luật sư cũng có thể đề nghị ĐTV cho diễn lại những hành vi mà Luật sư cho rằng chưa làm đầy đủ hoặc mâu thuẫn với các chứng cứ khác trong vụ án (ví dụ như vết đâm trên người nạn nhân do người thuận tay trái gây ra nhưng bị can lại là người cầm dao tay phải...).

4. Khi tham gia các hoạt động khác

     Luật sư cũng có thể tham gia một số hoạt động điều tra khác như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Khi tham gia các hoạt động này, Luật sư cũng cần lưu ý các nội dung liên quan đến việc chứng minh các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết giảm nhẹ cho người được bào chữa bảo vệ để chuẩn bị phương án bào chữa, bảo vệ phù hợp.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về lưu ý khi Luật sư tham gia hoạt động đối chất:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tham gia hoạt động đối chất. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về tham gia hoạt động đối chất tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178