• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người lao động làm thêm vào tết dương lịch 2021 có thể nhận được mức lương tối thiểu bằng 490% mức lương của ngày làm việc bình thường

  • Những điều cần biết khi đi làm thêm vào tết dương lịch 2021
  • làm thêm vào tết dương lịch 2021
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LÀM THÊM VÀO TẾT DƯƠNG LỊCH 2021

Câu hỏi của khách hàng:

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến tết dương lịch, do đặc thù của công việc nên công ty có thông báo bộ phận tôi làm việc có thể sẽ có một số người phải đi làm thêm vào ngày 01/01/2021 tức là ngày tết dương lịch. Do kiến thức về pháp luật còn hạn chế nên tôi rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi về những điều cần lưu ý khi đi làm thêm vào tết dương lịch 2021. Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

Chào bạn, trước tiên, công ty Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về làm thêm vào tết dương lịch 2021, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về làm thêm vào tết dương lịch 2021 như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Làm thêm vào tết dương lịch 2021 được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch - nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch). Nếu ngày nghỉ tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Năm nay, ngày 01/01/2021- Tết Dương lịch rơi vào thứ sáu, do đó theo quy định của pháp luật, người lao động sẽ được nghỉ tết 1 ngày vào thứ sáu và được hưởng nguyên lương đối với ngày nghỉ đó. 

    Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của một số công việc, ngành nghề mà không ít người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động làm thêm vào tết dương lịch 2021. Trước khi sử dụng người lao động làm thêm vào tết dương lịch, người sử dụng lao động lao động phải hỏi ý kiến của người lao động về việc làm thêm và phải được người lao động đồng ý thì người sử dụng lao động mới được sử dụng người lao động làm thêm vào ngày này trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động 2019. Đồng thời, việc sử dụng người lao động làm thêm vào tết dương lịch phải tuân thủ quy định về điều kiện làm thêm giờ tại Điều 107 của Bộ luật này.

    Đối với tình huống bạn đưa ra, nếu công việc mà công ty yêu cầu bộ phận của bạn làm thêm không thuộc các trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động 2019 thì trước khi phân công công việc làm thêm vào tết dương lịch 2021, công ty phải hỏi ý kiến của bộ phận các bạn.Công ty sẽ chỉ được sử dụng người lao động trong bộ phận bạn làm thêm vào tết dương lịch 2021 khi được các bạn đồng ý.

Làm thêm vào tết dương lịch 2021

2. Những điều người lao động cần biết khi đi làm thêm vào tết dương lịch 2021.

    Như đã phân tích, theo quy định của pháp luật thì người lao động sẽ được nghỉ tết dương lịch một ngày vào ngày 01/01/2021 và hưởng nguyên lương đối với ngày nghỉ này. Tuy nhiên, do đặc thù công việc mà một số người lao động vẫn phải đi làm vào ngày này. Dưới đây là một số điều người lao động cần biết khi đi làm thêm vào tết dương lịch 2021.

2.1. Làm thêm vào tết dương lịch 2021, người lao động có thể được nhận mức lương tối thiểu bằng 490% mức lương ngày làm việc bình thường.

     Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

     Như vậy, ngày 01/01/2021 là tết dương lịch- là ngày người lao động được nghỉ lễ và hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu bạn đi làm thêm vào tết dương lịch 2021 thì ngoài việc được trả ít nhất mức lương bằng 300% mức lương của ngày làm việc bình thường, bạn còn được hưởng nguyên lương bằng 100% mức lương đối với ngày nghỉ lễ có hưởng lương. Do đó, mức lương mà bạn được nhận khi đi làm thêm vào tết dương lịch 2021 vào ban ngày tối thiểu sẽ bằng 400% mức lương của ngày làm việc bình thường.

    Ngoài ra, đối với người lao động làm thêm vào ban đêm ngoài mức lương tối thiểu bằng 400% tiền lương như trên thì người lao động còn được nhận thêm ít nhất là 30% tiền lương làm ca đêm theo đơn giá của một ngày làm việc bình thường và 60% tiền lương đối với thời gian làm thêm vào ca đêm. Do đó, nếu người lao động làm thêm vào ban đêm của tết dương lịch thì có thể được nhận mức lương tối thiểu bằng 490% mức lương của ngày làm việc bình thường.

2.2. Xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ làm thêm vào tết dương lịch 2021.

    Trừ trường hợp thoả thuận giữa 2 bên, nếu người sử dụng lao động buộc người lao động đi làm thêm vào tết dương lịch 2021- Tết Dương lịch và không có sự đồng ý của người lao động thì tùy theo hành vi vi phạm và mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 16, Điều 17 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, cụ thể:

Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
[...]
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
[...]

Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
[...]
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
[...]

    Như vậy, việc sử dụng lao động làm thêm ngày 01/01/2020 của công ty bạn phải tuân thủ các quy định về làm thêm giờ nói chung và làm thêm ngày nghỉ lễ, tết nói riêng. Nếu vi phạm, tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà công ty của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo các mức phạt như trên.

    Kết luận: Do đặc thù của một số công việc, ngành nghề, người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng lao động làm thêm vào tết dương lịch 2021. Việc sử dụng lao động làm thêm vào tết dương lịch 2021 phải tuân thủ các quy định của pháp luật về làm thêm như thời giờ làm việc, lương, thưởng,... Hành vi vi phạm các quy đinh của pháp luật về làm thêm có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Làm thêm vào tết dương lịch 2021

Tình huống tham khảo: Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Công ty có bắt buộc phải trả tháng lương thứ 13 cho người lao động vào cuối năm hay không? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Câu trả lời của Luật sư: Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tháng lương thứ 13, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tháng lương thứ 13 như sau:

    Căn cứ pháp lý:

     Tiền lương tháng 13 là gì? Tiền lương tháng 13 được bắt nguồn từ đâu?

     Lương tháng 13 luôn là mối quan tâm của rất nhiều người, cả người sử dụng lao động và người lao động. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ đãi ngộ của công ty đối với bản thân người lao động. Tính đến thời điểm hiện tại bộ luật lao động 2012 cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan đều không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13 mà chỉ có quy định về tiền thưởng.

  Trong Bộ luật Lao động 2012 không có khái niệm về lương tháng 13 mà chỉ đề cập tới vấn đề tiền thưởng như sau:

Điều 103. Tiền thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

     Có thể thấy rằng quy định này không thể hiện rõ lương tháng 13 và tiền thưởng có phải là một hay không. Do đó không thể coi lương tháng 13 là tiền thưởng tết như nhiều doanh nghiệp và người lao động hiện nay đang quan niệm. Tiền lương tháng 13 là khoản tiền thưởng mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động theo thoả thuận và căn cứ theo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm với mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong năm. Tiền lương tháng 13 thường được thể hiện trên các văn bản: Hợp đồng lao động, quy chế lương, thưởng phạt,… của từng doanh nghiệp. 

      Ngày nay thuật ngữ lương tháng 13 trở nên quen thuộc với nhiều người. Theo các chuyên gia kinh tế lương tháng 13 thực chất là một trong những chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong giai đoạn trước đây khi Việt Nam mới gia nhập nền kinh tế thị trường và còn nhiều bất cập.

     Giai đoạn này rơi vào trước năm 2000, theo đó thay vì người lao động được hưởng lương trọn vẹn theo tháng thì doanh nghiệp sẽ tự trích ra một khoản làm quỹ dự phòng phòng khi người lao động ốm đau, bệnh tật…Sau 12 tháng làm việc nếu người lao động không xảy ra sự cố gì thì doanh nghiệp sẽ trả lại khoản tiền này cho người lao động, và gọi nôm na là lương tháng 13. Điều này đồng nghĩa với việc lương tháng 13 không phải là tiền thưởng.

     Theo thời gian khi chính sách tiền lương đã rõ ràng hơn, các doanh nghiệp đều thống nhất trả đủ lương hàng tháng cho người lao động không giữ lại bất cứ khoản nào, do đó lương tháng 13 theo cách trên cũng không còn nữa. Lúc này lương tháng 13 được các doanh nghiệp dùng để gọi tên khoản tiền tăng thêm cho người lao động.

     Như vậy, hiện nay chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào ghi nhận về khái niệm lương tháng thứ 13. Do đó, công ty hoàn toàn không phải bắt buộc trả tháng lương thứ 13 cho người lao động. Việc thanh toán tiền lương tháng thứ 13 sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết giữa người sử lao động với người lao động hoặc tùy theo chính sách của mỗi công ty.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về làm thêm vào tết dương lịch 2021:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về làm thêm vào tết dương lịch 2021. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về làm thêm vào tết dương lịch 2021 về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về làm thêm vào tết dương lịch 2021. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về làm thêm vào tết dương lịch 2021 như: hỗ trợ soạn thảo hợp đồng lao động, xây dựng quy chế lương, thưởng,... 

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178