• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ thì xủ lý như thế nào?, Do đó theo quy định này thì bạn có quyền yêu cầu trả lương người

  • Người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ thì xủ lý như thế nào?
  • Người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ

Câu hỏi của bạn: 

      Xin chào luật sư. Em là người cao bằng xuống tỉnh H làm phụ hồ cho một ông chủ quê ở tỉnh B tới nay đã được 6 tháng. Bây giờ em yêu cầu ông chủ thanh toán tiền còn lại cho em về quê nhưng ông ta không chịu thanh toán. Trước đó em có ứng trước số tiền là 20000000₫ bây giờ ông ta còn nợ em khoảng 15 triệu đồng nữa. Đã mấy lần em yêu cầu ông ta thanh toán nhưng ông ta không chịu thanh toán cho em. Em không có ký kết hợp đồng lao động mà chỉ giao kèo bằng miệng. Em muốn hỏi bây giờ nếu ông ta không chịu thanh toán cho em thì em phải làm gì mới lấy được số tiền còn lại. Em có thể kiện lên đâu khi em đang làm ở Hà Nội ông ta cũng là người Bắc Ninh không phải người ở tỉnh H. Em cần những bằng chứng, thủ tục gì. Em xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ

     Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả lương và các giấy tờ của người lao động cho họ khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

"Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày..." [caption id="attachment_90796" align="aligncenter" width="432"]Người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ Người sử dụng lao động không trả lương đầy đủ[/caption]

     Như vậy theo quy định trên thì trong thời hại 7 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động chấm dứt người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lượng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với người lao động, thời hạn này có thể kéo dài tối đa nhưng không quá 30 ngày nếu như phía người sử dụng lao động lâm vào tình trạng khó khăn như thiên tại, hỏa hoạn...

     Tại điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:

“1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2.Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”

     Do đó, theo quy định này thì bạn có quyền yêu cầu trả lương người sử dụng lao động trả lương cho bạn, nếu người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả lãi cho bạn theo lãi suất của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch. Trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động hoặc báo lên Thanh tra lao động để được giải quyết. Bên cạnh đó bạn cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự. 

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn về các trường hợp không được cho thuê lại lao động quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178