• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn báo trước, các trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Câu hỏi của bạn về người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Kính gửi Luật Sư. Luật sư tư vấn giúp tôi điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của Luật Sư. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Câu trả lời của luật sư về người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Căn cứ pháp lí về người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2. Nội dung tư vấn về người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2.1 Các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

"a, Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b, Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

 Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c, Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d, Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này".

   Ngoài ra, Khoản 7 Điều 192 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở. Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định”. [caption id="attachment_138442" align="aligncenter" width="563"]Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động[/caption]

 2.2 Thời hạn báo trước khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại  Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định:

"Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết, cụ thể như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 38 và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."

Đây được đánh giá là 1 khoảng thời gian hợp lý để người lao động có thể chủ động kết thúc công việc của mình cũng như thực hiện các thủ tục bàn giao công việc và tìm kiếm được 1 công việc mới.

2.3 Các trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại  Điều 39 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động sẽ không được phép chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp sau:

"a) Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 38;

b) Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;

c) Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật này;

d) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội".

    Như vậy theo quy định của pháp luật, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ phải tuân theo sẽ phải tuân theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Bộ luật lao động 2012. Trường hợp không tuân theo đúng những quy định trên, người sử dụng lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải nêu ra lý do chấm dứt hợp đồng và lý do này phải được quy định tại Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 và phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 30 đến 45 ngày tùy từng loại hợp đồng lao động.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo

    Để được tư vấn về vấn đề người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp lao động 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178