• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Truy thu bảo hiểm xã hội: Điều 57 Quyết định 1111/QĐ-BHXH về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế quy định về truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN....

  • Người lao động có quyền yêu cầu truy thu bảo hiểm xã hội không?
  • truy thu bảo hiểm xã hội
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ QUYỀN YÊU CẦU TRUY THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?

 

Câu hỏi của bạn:

      Tôi là nhân viên kế toán tại trường B xã M huyện A. Tôi xin trình bày một việc như sau:

     Năm học 1995-1996  tôi được phòng GD&ĐT  nhận vào làm hợp đồng theo năm học  thời gian 9 tháng đảm nhiệm công tác  phụ trách thư viện, phục vụ,tại trường cấp 1,2 tại huyện A. Trong hợp đồng có ghi các quyền lợi trong đó có bảo hiểm xã hội.

    Tiếp theo năm học 1996-1997 tôi kí hợp đồng 12 tháng từ ngày 01/09/1996 đến 31/08/1997. Trong hợp đồng có quyền lợi bảo hiểm xã hội .

     Từ năm học 1997-1998 trở đi tôi thuộc diện nằm trong danh sách hợp đồng dài hạn gọi là hợp đông(79) của sở giáo dục tỉnh N. Tôi hưởng mức lương bậc 1/16, hệ số 1.22, mã ngạch  01008 kể từ tháng 09/1997, và sau đó được nâng bậc 2/16 hệ số 1.31 kể từ ngày 01/01/1999. Nhưng trong suốt thời gian từ tháng 09/1995 đến tháng 10 /1999 bộ phận tài vụ phòng GD&ĐT Huyện A không đòng BHXH cho tôi, đến tháng 11/1999 tôi hỏi mới đóng. Sau nay khi biết được được quyền lợi về tham gia BHXH  có một số người cũng  trong trường hợp như tôi  có hỏi  phòng GD&ĐT nhưng sau đó được biết  phòng chỉ truy đóng cho một số giáo viên bị gián đoạn còn nhân viên không được truy đóng như vậy tôi là một trong những số nhân viên bị thiệt thòi một khoảng thời gian tương đối dài 4 năm 02 tháng. vậy bây giờ cho tôi hỏi tôi có được quyền tham gia truy đóng trong thời gian đó không? và nếu được thì có quyền  đòi hỏi cơ quan có liên quan truy đóng phần người sử dụng lao động phải đóng không? Được biết Hiện nay đơn vị tôi đã  mở tài khoản có con dấu riêng không trực thuộc kinh phí phòng GD&ĐT đồng thời Ông trưởng phòng GD-ĐT và bà kế toán trước đây đã nghỉ hưu 05 năm rồi, bây giờ tôi chưa biết tính sao. Nhân đây tôi kính mong công ty luật BHXH trả lời và chỉ hướng giúp tôi để khỏi thiệt thòi quyền lợi ,vì chuyện này tôi đã trăn trở suốt một thời gian dài và cuối cùng tôi phải đi tìm chân lý.

     Tôi xin chân thành cảm ơn trước.

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014
  • Quyết định số 959/-BHXH về ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

Nội dung tư vấn : Theo quy định của bộ luật lao động 2012:

Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

      Theo Quyết định số 959/-BHXH về ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

 Các trường hợp truy thu:

  • Đơn vị không đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với người lao động.
  • Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 truy đóng BHXH bắt buộc sau khi về nước.
  • Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 Điều kiện truy thu:

  • Được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH kiểm tra, thanh tra, buộc truy thu; đơn vị có đề nghị được truy thu đối với người lao động.
  • Hồ sơ đúng đủ theo quy định.

  [caption id="attachment_23019" align="aligncenter" width="482"]Điều kiện truy thu bảo hiểm xã hội                          Điều kiện truy thu bảo hiểm xã hội[/caption]

     Trong trường hợp của bạn thì:

  • Bạn đã ký các hợp đồng lao động với nhà trường, trong hợp đồng có ghi về các quyền lợi được đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, bạn thuộc đối tượng tham gia BHXH.
  • Phòng GD- ĐT Huyện A đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH bắt buộc đó là không đóng bảo hiểm cho bạn trong khoảng thời gian từ 9/1995 đến tháng 10/1999.

     Do vậy, trường hợp của bạn sẽ được truy thu bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian bạn không được đóng bảo hiểm xã hội (9/1995- 10/1999). Bạn cần phải làm đơn khiếu nại lên bảo hiểm xã hội huyện A và yêu cầu truy thu đối với khoản bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1995 đến tháng 10/1999. Phòng GD-ĐT sẽ phải chuẩn hồ sơ theo quy định, gửi lên bảo hiểm xã hội để tiến hành thủ tục truy thu bảo hiểm cho người lao động.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

      Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

   

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178