• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa

  • Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa
  • Nghị định 35/2015/NĐ-CP
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGHỊ ĐỊNH 35/2015/NĐ-CP

     Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 và thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp Quốc gia;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

2. Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

3. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

4. Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm. [caption id="attachment_75848" align="aligncenter" width="276"]Nghị định 35/2015/NĐ-CP Nghị định 35/2015/NĐ-CP[/caption]

5. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là các hoạt động đưa vào trong đất các chất độc hại, vi sinh vật và ký sinh trùng có hại làm thay đổi kết cấu, thành phần các chất của đất, làm ảnh hưởng không có lợi đến sản xuất lúa, chất lượng lúa gạo, sức khỏe của con người, động vật và môi trường.

6. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất lúa bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn,... làm đất giảm độ phì và mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, dẫn đến giảm năng suất lúa.

7. Làm biến dạng mặt bằng đất trồng lúa là các hoạt động làm thay đổi mặt bằng của ruộng lúa, làm ruộng lúa không đồng đều về kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật dẫn đến không trồng được lúa.

8. Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 (năm) năm.

9. Cây lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

10. Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm: Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

..........................................................

     Xem và tải toàn bộ Nghị định 35/2015/NĐ-CP tại: Nghị định 35/2015/NĐ-CP

     Để được tư vấn vấn chi tiết về Nghị định 35/2015/NĐ-CP  quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 24/7: 19006500  để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.

     Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178