Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
11:20 11/08/2018
Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014
- Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
- nghị định 191/2013/NĐ-CP
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGHỊ ĐỊNH 191/2013/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 191/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật công đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết về tài chính công đoàn, [caption id="attachment_107209" align="aligncenter" width="340"] Nghị định 191/2013/NĐ-CP[/caption]
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Nghị định này quy định chi tiết về tài chính công đoàn đối với nguồn thu kinh phí công đoàn và ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.
- Đối với nguồn thu đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Đối với nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng đối với từng khoản thu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.
- Cơ quan, tổ chức, các cấp công đoàn, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn
- Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
- Tổ chức công đoàn các cấp thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
- Tổ chức công đoàn được giao quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để phản ánh các khoản thu, chi kinh phí công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
- Kết thúc năm ngân sách, nguồn thu kinh phí công đoàn chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định; đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật về khóa sổ ngân sách cuối năm.
Tải toàn bộ nghị định tại đây: Nghị định 191/2013/NĐ-CP
Bài viết tham khảo:
- Công ty có bao nhiêu người thì phải thành lập công đoàn cơ sở
- Không có công đoàn cơ sở vẫn phải đóng kinh phí công đoàn
Để được tư vấn chi tiết về Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.