• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghị định 15/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hòa giải ở cơ sở, Nghị định này quy định chi tiết về phạm vi hòa giải ở

  • Nghị định 15/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hòa giải ở cơ sở
  • Nghị định 15/2014/NĐ-CP
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nghị định 15/2014/NĐ-CP 

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 15/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết về phạm vi hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên và một số biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.

Điều 2. Khuyến khích cá nhân tham gia hòa giải ở cơ sở

Cá nhân có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở được Nhà nước hỗ trợ tài liệu, được phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở; được khen thưởng khi tham gia tích cực hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở

1. Tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở được Nhà nước cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan; được khen thưởng khi có đóng góp, hỗ trợ tích cực cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật hỗ trợ tài liệu phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở; phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho hòa giải viên; tạo điều kiện cho thành viên, hội viên của tổ chức mình tham gia hòa giải ở cơ sở thì được khen thưởng theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này. [caption id="attachment_116116" align="aligncenter" width="373"]Nghị định 15/2014/NĐ-CP Nghị định 15/2014/NĐ-CP[/caption]

Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh) hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương;

b) Biên soạn, hỗ trợ tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp huyện; hướng dẫn cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

c) Tổng hợp, trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định;

d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện) hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương; hướng dẫn lồng ghép thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, bản, ấp, cụm dân cư; cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan cho tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;

b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp xã; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Sở Tư pháp;

c) Tổng hợp, trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định;

d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khi cần thiết; xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải của xã, phường, thị trấn trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Sở Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã) hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; lồng ghép thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, bản, ấp, cụm dân cư; hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở cho cá nhân quy định tại Điều 2 của Nghị định này;

b) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hướng dẫn Ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận, cho thôi tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên;

c) Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định; thực hiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải tại xã, phường, thị trấn;

d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của xã, phường, thị trấn khi cần thiết; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Phòng Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

     >>> Tải Nghị định 15/2014/NĐ-CP

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Nghị định 15/2014/NĐ-CP, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178