Một số quy định liên quan đến chế độ thai sản theo pháp luật hiện hành
16:27 03/08/2018
Một số quy định liên quan đến chế độ thai sản theo pháp luật hiện hành, Mình muốn hỏi, mình có được hưởng chế độ thai sản không
- Một số quy định liên quan đến chế độ thai sản theo pháp luật hiện hành
- Chế độ thai sản
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chế độ thai sản
Câu hỏi của bạn:
Kính gửi Luật Toàn Quốc.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email – Luật Toàn quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về chế độ thai sản
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Thứ nhất, người lao động phải thuộc một trong các đối tượng được hưởng chế độ thai sản như: Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện biện pháp triệt sản, lao động năm đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Thứ hai, người lao động phải đáp ứng được điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội:
- Đối với người lao động nữ sinh con thì phải đóng BHXH tù đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
- Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Như vậy, tính đến thời điểm bạn nghỉ dưỡng thai bạn đã có thời gian đóng BHXH đủ 12 tháng. Và trong 12 tháng trước khi sinh bạn đã đóng đủ 3 tháng. Vì vậy, nếu như bạn nghỉ dưỡng thai mà có giấy giấy chứng nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản. [caption id="attachment_105392" align="aligncenter" width="450"] Chế độ thai sản[/caption]
2. Nghỉ dưỡng thai
Căn cứ Điều 156 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định."
Trường hợp nếu không được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc dưỡng thai; nhưng bạn tự nghỉ thì được coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Ngoài ra, trong thời gian bạn nghỉ việc dưỡng thai, bạn không được hưởng lương và bất cứ quyền lợi gì về BHXH.
Bài viết tham khảo:
- Chế độ thai sản khi nghỉ việc để dưỡng thai của lao động nữ quy định như thế nào?
- Điều kiện hưởng và mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về chế độ thai sản, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.