• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhiều người lao động có như cầu làm thêm công việc, thêm thời gian để kiếm thêm thu nhập, vậy khoản tiền lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH không?

  • Lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH không?
  • lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH không

Câu hỏi của bạn:  

     Chào Luật sư. Công ty tôi có trả lương cho người lao động theo lương làm thêm giờ, với mức lương làm thêm giờ cao hơn mức lương trong hợp đồng lao động. Vậy Luật sư cho tôi hỏi phần tiền lương làm thêm giờ có tính đóng bảo hiểm xã hội không? 

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. 

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH không như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Lương làm thêm giờ có tính đóng bảo hiểm xã hội không được hiểu như thế nào?

     Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc theo quy định. Người lao động phần lớn có nhu cầu làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, để đảm bảo cuộc sống tốt hơn của người lao động, đồng thời quy định thời gian làm thêm giờ ngoài thời gian làm việc bình thường để đảm bảo quyền, lợi ích sức khỏe của người lao động. 

     Lương làm thêm giờ là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi đi làm thêm, mức lương làm thêm giờ theo BLLĐ quy định cao hơn mức lương làm việc bình thường. 

     Người lao động khi có thu nhập sẽ phải đóng BHXH  để bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

     Nhưng không phải tất cả các khoản thu nhập của người lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội, pháp luật quy định chi tiết các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội và các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội nhất định. Vậy lương làm thêm giờ của người lao động có tính đóng BHXH không?

2. Căn cứ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, theo đó có thể xác định các khoản đóng bảo hiểm xã hội và các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội quy định lương tháng đóng BHXH như sau:

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

2. 1 Các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội.

     Theo quy định Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các khoản bổ sung theo Điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể:

STT

Khoản thu nhập

1

Tiền lương

2

Phụ cấp chức vụ, chức danh

3

Phụ cấp trách nhiệm

4

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

5

Phụ cấp thâm niên

6

Phụ cấp khu vực

7

Phụ cấp lưu động

8

Phụ cấp thu hút

9

Phụ cấp có tính chất tương tự

10

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

2.2 Các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác.

STT

Khoản thu nhập

1

Tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động

2

Tiền thưởng sáng kiến

3

Tiền ăn giữa ca

4

Tiền hỗ trợ xăng xe

5

Tiền hỗ trợ điện thoại

6

Tiền hỗ trợ đi lại

7

Tiền hỗ trợ nhà ở

8

Tiền hỗ trợ giữ trẻ

9

Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ

10

Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết

11

Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn

12

Tiền sinh nhật của người lao động

13

Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động

14

Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp

15

Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

2.3 Lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH không?

Tiền lương làm thêm giờ được quy định tại Điều 98 BLLĐ 2019 với mức lương cao hơn mức lương làm bình thường. 

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

     Như đã nêu trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

     Trong khi đó, tiền lương làm thêm giờ lại là khoản tiền không xác định được mức cụ thể, bởi doanh nghiệp sẽ trả lương theo thời gian làm việc thực tế, người làm nhiều được hưởng nhiều, người làm ít được hưởng ít.

     Do đó, tiền lương làm thêm giờ sẽ thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 47 - là khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. 

Vì vậy, tiền lương làm thêm giờ không được tính đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức đóng bảo hiểm xã hội.

- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLĐ-BNN theo Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội. - Mức đóng BHTN của NLĐ bằng 1% tiền lương tháng, đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN tại Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH - Mức đóng BHYT: Theo Điều 18 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó NSDLĐ đóng 3%, NLĐ đóng 1.5%. Cụ thể như sau: Đối với trường hợp doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn, còn nếu doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị đóng với mức thấp hơn là 31,8%.
Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Hưu trí- tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN
14% 3% 0.5% 1% 3% 8% - - 1% 1.5%
21.5% 10.5%
Tổng cộng 32%

Kết luận:

     Như vậy, lương làm thêm giờ không được tính là khoản tiền lương đóng BHXH vì đây là khoản tiền lương không xác định được, khoản tiền không cố định trong tháng, tháng làm nhiều được nhiều, làm ít được ít. Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động sẽ đóng BHXH theo các khoản đã liệt kê ở trên.

Câu hỏi tham khảo:

       Em chào Luật sư ạ. Hiện tại em đang là sinh viên tại Hà Nội và đang đi làm thêm tại một nhà hàng với mức lương cố định là 2.800.000 đồng/tháng. Vậy em làm thêm giờ như thế có phải đóng bảo hiểm xã hội không ạ. Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

Sinh viên làm thêm giờ là trường hợp người lao động làm việc không trọn thời gian, để đóng BHXH bắt buộc thì người lao động cần đủ 02 điều kiện là loại hợp đồng và mức đóng. 

- Người lao động khi làm theo các hợp đồng sao phải đóng BHXH:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương của bạn là 2.800.000 đồng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại Hà Nội là 4.420.000 đồng

     Vậy nếu người lao động thỏa điều kiện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về thời hạn hợp đồng nhưng mức lương lại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng thì cũng không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Bài viết liên quan:
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178