• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Từ ngày 01/02/2021 lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ được nghỉ 30 phút mỗi ngày, ít nhất 3 ngày một tháng ngoài ra có thể được nhận thêm lương

  • Lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ từ ngày 01/02/2021 được nhận thêm lương
  • lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM NGÀY ĐÈN ĐỎ

     Câu hỏi của khách hàng:

Chào Luật sư, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi về các quyền lợi mà lao động nữ được hưởng khi đi làm ngày đẻn đỏ: Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn.

     Câu trả lời của Luật sư:

Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ,chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ như sau:

Căn cứ pháp lý: 

1.Hiểu thể nào về việc lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ.

     Lao động nữ là một dạng lao động đặc thù theo quy định của pháp luật xuất phát từ những đặc điểm sinh học riêng biệt kèm theo đó là những chu kỳ sinh lý riêng mà chỉ có ở lao động nữ.Lao nữ và khi tham gia quan hệ lao động ngoài việc có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động còn được pháp luật dành cho những ưu đãi nhất định do tính chất đặc thù của đối tượng lao động này. Với đặc điểm cấu tạo sinh học riêng biệt, người phụ nữ mang trong mình một trọng trách thiêng liêng là làm vợ làm mẹ và thông thường mỗi tháng mỗi người lao động nữ sẽ có vài ngày cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe không ổn định mà vẫn thường được biết đến là ngày đèn đỏ của lao động nữ. Xuất phát từ đặc điểm này, pháp luật lao động cũng có những quy định đặc thù nhằm tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần dành cho lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ.

     Tuy nhiên, tùy đặc điểm sinh lý riêng của từng lao động nữ mà có người có nhu cầu được giảm giờ làm nhưng cũng có những trường hợp lao động nữ không bị ảnh hưởng vẫn có thể lao động bình thường và có nhu cầu được làm việc trong những ngày này.

lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ được nhận thêm lương

2. Quyền lợi của lao động nữ khi đi làm ngày đèn đỏ.

     Như đã phân tích, ngày đèn đỏ có thể được coi là khoảng thời gian mệt mỏi nhất trong tháng đối với mỗi lao động nữ. Do đó, pháp luật lao động đã có những chính sách riêng về điều chỉnh thời gian làm việc, môi trường làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như quyền lợi tối đa đối với đối tượng lao động này. 

2.1. Chính sách dành cho lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ.

     Theo quy định hiện nay về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ tại Bộ luật lao động năm 2012 thì: Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

     Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Nghị định 85/2015 về chính sách đối với lao động nữ, theo quy định tại Điều luật này, lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ được hưởng những quyền lợi sau:

  • Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
  • Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
  • Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

     Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ sẽ được 30 phút mỗi ngày, ít nhất là 3 ngày trong một tháng và thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ tiền lương theo như hợp đồng lao động đã ký.

2.2. Từ ngày 01/02/2021, lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ có thể được nhận thêm lương.

    Sắp tới Bộ luật lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2021.quy định về chế độ đối với lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ được Bộ luật này kế thừa theo quy định tại Bộ luật lao động 2012. Theo đó, lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút, thời gian nghỉ vẫn được hưởng lương theo hợp đồng lao động đã ký. Tuy nhiên, điều luật này được hướng dẫn chi tiết tại Điều 80 Nghị định 145/2020 Nghị định hướng dẫn Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có sự điều chỉnh so với quy định tại nghị định 85/2015 hướng dẫn Bộ luật lao động 2012, cụ thể, Tại Khoản 3 Điều 80 của nghị định này quy định như sau:

Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
[...]
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
[...]

     Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/02/2021 lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ vẫn sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút, ít nhất là 3 ngày trong một tháng, thời gian nghỉ sẽ do hai bên thỏa thuận dựa trên điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ, thời gian nghỉ này lao động nữ vẫn sẽ được hưởng lương theo hợp đồng lao động.

     Tuy nhiên, trên thực tế tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người mà có những lao động nữ không có nhu cầu nghỉ trong thời gian hành kinh này mà muốn được làm việc bình thường. Để khắc phục tình trạng này, kể từ ngày 01/02/2021 pháp luật có quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý với việc được lao động như bình thường thì người lao động sẽ được trả thêm lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này được tính như thời gian làm việc bình thường, không được tính vào thời gian làm thêm. Trong trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ, muốn được làm việc nhưng người sử dụng lao động không đồng ý mà vẫn cố làm việc thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải trả thêm tiền cho người lao động.

     Kết luận: Do đặc điểm về cấu tạo sinh học mà lao động nữ có những chu kỳ sinh lý rất riêng so với những đối tượng lao động khác mà điển hình là chu kỳ hành kinh hàng tháng. Xuất phát từ đặc điểm này mà pháp luật về lao động cũng có những quy định, chính sách ưu đãi riêng dành cho đối tượng lao động nữ trong thời gian này. Từ ngày 01/02/2021, lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ ngoài việc được nghỉ 30 phút mỗi ngày, ít nhất là 3 ngày trong 1 tháng và hưởng nguyên lương thì còn có thể được nhận thêm lương nếu không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý.

lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ được nhận thêm lương

    3. Tình huống tham khảo:

     Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Mong Luật sư tư vấn giúp tôi về thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ đi làm khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

     Câu trả lời của Luật sư: 

     Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật lao động 2012 về việc chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ thì:

     Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
     - Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
     - Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
     - Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
     - Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.
      Ngoài ra, từ ngày 01/02/2021 chế độ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quy định như sau:
  • Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
  • Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
  • Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
  • Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
  • Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ như: tư vấn phán lý, đòi quyền lợi cho lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ khi bị xâm phạm về quyền lợi trong những ngày này...

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178