Không bàn giao công việc gây thiệt hại trách nhiệm bồi thường của NLĐ như thế nào
15:44 02/02/2018
Không bàn giao công việc gây thiệt hại trách nhiệm bồi thường của NLĐ như thế nào?NLĐ gây thiệt hại về tài sản có bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải không
- Không bàn giao công việc gây thiệt hại trách nhiệm bồi thường của NLĐ như thế nào
- trách nhiệm bồi thường của NLĐ
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trách nhiệm bồi thường của NLĐ
Câu hỏi của bạn:
Em có 1 vấn đề mong luật sư hướng dẫn: Em làm việc tại 1 công ty kinh doanh thời trang, trong tháng 11 vừa rồi em mắc bệnh nặng nên nghỉ dưỡng bệnh hết 1 thời gian dài. Trong lúc đó đoàn thanh tra sở công thương có đến cửa hàng bên em tại Trung tâm thương mại N và chụp hình những tấm bảng quảng cáo giảm giá được để trên cửa hàng của công ty em. Thời gian đó em dưỡng bệnh nên không kịp đăng ký giấy phép của bộ công thương. Nay bộ công thương hẹn công ty lên làm việc về vấn đề vi phạm hành chính giảm giá không có giấy phép đăng ký từ 40tr -60tr đồng và đề bảng quảng cáo không đúng quy định phạt từ 20tr - 40tr đồng và yêu cầu làm 1 biên bản giải trình sự việc này. Vì đây là lỗi do em đã sơ xuất trong quá trình nghỉ bệnh đã không bàn giao lại nên em muốn hỏi luật sư tư vấn giúp em vấn đề trên. Vì mức phạt quá nặng công ty em lại kinh doanh không được tốt, em chỉ là 1 nhân viên văn phòng bình thường và trách nhiệm này đối với em quá lớn có thể sẽ bị mất việc Luật sư tư vấn hộ em hướng giải quyết được không ạ ?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trách nhiệm bồi thường của NLĐ cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về trách nhiệm bồi thường của NLĐ
1. Trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật
Trách nhiệm bồi thường của NLĐ được quy định tại Điều 130 bộ luật Lao động 2012:
“1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2.Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường. “
Theo thông tin bạn cung cấp, trong quá trình nghỉ bệnh bạn đã sơ xuất không bàn giao lại công việc dẫn đến công ty bạn bị phạt vi phạm hành chính. Do đó, việc không bàn giao lại công việc của bạn là hành vi gây thiệt hại về tài sản cho công ty. [caption id="attachment_73856" align="aligncenter" width="391"] trách nhiệm bồi thường của NLĐ[/caption]
2. Trách nhiệm bồi thường của NLĐ
Hiện nay, pháp luật không có quy định về trách nhiệm bồi thường của NLĐ khi phải bàn giao công việc mà chỉ quy định về trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại cho đơn vị. Tuy nhiên, trường hợp nếu trong nội dung của hợp đồng lao động đã giao kết hoặc nội quy của công ty bạn có quy định về nghĩa vụ phải bàn giao lại công việc trước khi nghỉ ốm hoặc nghỉ việc thì sẽ được áp dụng, giải quyết theo quy định đó. Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn sẽ phải xác định xem hợp đồng đã giao kết hoặc nội quy của công ty có thể hiện điều khoản này hay không, nếu thể hiện mà bạn không thực hiện thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi của mình dẫn tới gây thiệt hại về tài chính...cho công ty của bạn. Tuy nhiên thông tin mà bạn cung cấp vẫn chưa đầy đủ nên rất khó xác định trách nhiệm bồi thường của bạn trong trường hợp này. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là một nhân viên văn phòng bình thường, do đó chúng tôi chưa thể xác định được trong trường hợp của bạn việc đăng ký giấy phép của Bộ Công thương có phải do một mình bạn phụ trách hay không. Nếu bạn có quản lý hay trưởng phòng phụ trách trong các vấn đề như thế này thì lỗi trong trường hợp này không chỉ có mình bạn. Và bạn cũng chưa cung cấp thông tin mức độ và quá trình điều trị ốm đau của bạn, nếu bạn ốm quá nặng nên không có khả năng đến công ty để bàn giao công việc và công ty bạn cũng không có người đến gặp bạn để thực hiện bàn giao công việc trong quá trình bạn điều trị thì đó cũng sẽ là một căn cứ để làm giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bạn.
Về vấn đề bạn có thể bị công ty cho thôi việc, theo đó hành vi gây thiệt hại tài sản cho người sử dụng lao động không phải là căn cứ để công ty bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 126 luật Lao động: “ Người lao động,… có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; “. Nếu công ty bạn có thể chứng minh được hành vi gây thiệt hại của bạn là đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty thì bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thài.
Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm bồi thường của NLĐ, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn