• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thỏa thuận thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ trên thực tế có bị vô hiệu....quy định của pháp luật về giao dịch hợp đồng bằng ngoại tệ,....

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ có vô hiệu không?
  • Thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THANH TOÁN HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẰNG NGOẠI TỆ

Câu hỏi của bạn: Chào Luật sư, hiện tại công ty tôi đang ký hợp đồng mua bán nguyên vật liệu với công ty tại Mỹ (ký ngày 22/11/2018). Trong hợp đồng chúng tôi quy định thanh toán bằng đồng USD nhưng trên thực tế trong quá trình thực hiện chúng tôi đã quy đổi đồng USD thành VND? Luật sư tư vấn cho tôi hợp đồng trên có bị vô hiệu không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư       Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ như sau: Căn cứ pháp lí: 

1. Thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ là gì?

     Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế, trong thực tiễn có không ít các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam khi thiết lập giao dịch dân sự thỏa thuận việc thanh toán bằng ngoại tệ hoặc thỏa thuận việc lấy biến động của tỷ giá ngoại tệ để làm cơ chế điều chỉnh giá cả khi tham gia các giao dịch kinh doanh thương mại. Mục đích của việc thỏa thuận phương thức thanh toán bằng ngoại tệ nhằm hạn chế các biến động của đồng tiền thanh toán khi so sánh với đồng tiền trong nước.Tuy nhiên, nó cũng có thể mang tới rủi ro nhất định cho các bên giao kết hợp đồng đó là hợp đồng có thể bị vô hiệu do vi phạm điều cấm. Bởi, theo quy định của pháp luật thi không phải bất kỳ chủ thể nào cũng được phép thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ. Căn cứ vào quy định của Pháp lệnh ngoại hối 2005, sửa đổi 2013 quy định ngoại tệ là: 

Điều 4. Giải thích từ ngữ 1. Ngoại hối bao gồm: a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

     Như vậy việc thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ là việc dùng đồng tiền quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực để thực hiện thanh toán hợp đồng mua bán 

2. Các đối tượng được phép thực hiện thoả thuận hợp đồng mua bán hàng hóa bằng ngoại tệ

     Trên thực tế, chỉ có các chủ thể hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; người cư trú góp bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện bằng ngoại hối,.... (Căn cứ vào điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam). Do đó, việc thỏa thuận thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ mà không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép là vi phạm quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối, là cơ sở để xác định hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi giải quyết các tranh chấp mà trong hợp đồng các bên thỏa thuận việc thanh toán bằng ngoại tệ tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. 

3. Giải quyết tình huống về thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ

     Mặc dù có những quy định hạn chế về việc các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa hạn chế thanh toán bằng giao dịch tuy nhiên cũng cần căn cứ vào vào tình hình thực tế rằng hợp đồng mua bán đã ký kết hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 24 Luật Thương Mại và Điều 117,398,401 BLDS năm 2015

     Thứ nhất hợp đồng mua bán trên phù hợp với nội dung và hình thức mà bộ luật dân sự 2015 quy định bởi các điểm như sau:

      Căn cứ theo Điều 22, Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 quy định các trường hợp không được thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ như sau: 

Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

     Như vậy theo quy định này, về nguyên tắc mọi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định cụ thể các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam thì cả Công ty A và Công ty B đề không thuộc trường hợp được phép giao dịch bằng ngoại hối. Tuy nhiên hợp đồng này được xác lập vào thời điểm BLDS 2015 đã có hiệu lực nên theo quy định tại Điều 122 BLDS 2015 thì các giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

     Có thể thấy rằng một trong các điều kiện của hợp đồng mua bán trên là mục đích và nội dung đều không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Vậy điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội là gì? Tại Điều 123, BLDS đã giải thích rõ hơn về việc này như sau:

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

     Mặt khác, khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật như sau:

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

     Dựa trên tinh thần của BLDS 2015 thì mọi giao dịch dân sự chỉ vô hiệu khi trái với điều cấm của luật nên ta cần ưu tiên áp dụng bằng một văn bản luật (văn bản dưới luật không được điều chỉnh vấn đề này). Thông tư của Ngân hàng Nhà nước là Thông tư 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 160/2015/TT-NHNN là một văn bản dưới luật nên không có giá trị trong việc điều chỉnh vấn đề này, chúng ta chỉ áp dụng theo BLDS Việt Nam 2015

     Thứ hai, hợp đồng mua bán trên hoàn toàn phù hợp với sự hướng dẫn của Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 04/2003/NQ-HDTP ngày 27 tháng 5 năm 2003

     Căn cứ vào Điểm b, Khoản 3, Điều I, Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 04/2003/NQ-HDTP ngày 27 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế về việc xác định hợp đồng kinh tế vô hiệu như sau: 

I. Việc xác định hợp đồng kinh tế vô hiệu

3. Đối với hợp đồng kinh tế mà trong nội dung của hợp đồng các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ cần phân biệt như sau: b. Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng sau đó các bên có thoả thuận thanh toán bằng Đồng Việt Nam hoặc trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên thoả thuận sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền định giá (để bảo đảm ổn định giá trị của hợp đồng) nhưng việc thanh toán là bằng Đồng Việt Nam, thì hợp đồng kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT và do đó không bị coi là vô hiệu toàn bộ.

     Như vậy ở trường hợp trên các chủ thể giao kết hợp đồng có thỏa thuận thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ nhưng khi thực hiện lại tiến hành thanh toán bằng tiền Việt Nam. Vì vậy không thể coi hợp đồng trên là vô hiệu toàn bộ. Để giải quyết vấn đề trên bạn có thể sửa đổi cách quy định giá trị hợp đồng bằng VND bằng cách thêm phụ lục hợp đồng      Kết luận: Trên đây là quan điểm của chúng tôi về việc giải quyết tranh chấp có liên quan tới thỏa thuận thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ. Vấn đề hợp đồng mua bán thỏa thuận bằng ngoại tệ có vô hiệu hay không đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau nên cần căn cứ vào các tình tiết trong thực tế của hợp đồng để xác định. 

Câu hỏi thưc tế: Chế tài xử lí đối với việc buôn bán trao đổi ngoại tệ ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Kính mong luật sư giải đáp 

     Tùy thuộc vào hành vi vi phạm, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, cá nhân bị vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

     Theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Cụ thể, một số hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt 40 đến 80 triệu đồng cho hành vi: mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng nếu mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ.
  • Phạt tiền từ 200 đến 250 triệu đồng với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.

     Ngoài hình thức xử phạt chính nêu trên, cơ quan có thẩm quyền còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 8 Nghị định 96/2014/NĐ-CP là tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam với hành vi vi phạm như: chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật; hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ.

     Về trách nhiệm hình sự, theo quy định tại điểm i khoản 1 điều 206 Bộ luật Hình sự hiện hành, người nào kinh doanh ngoại hối trái phép mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.      Như vậy, việc buôn bán trao đổi ngoại tệ ở Việt Nam có thể bị xử lí hành chính và hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500 về thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ : Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các loại hợp đồng, trình tự và thủ tục ký kết hợp đồng và các vấn đề khác liên quan đến thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  Tư vấn qua Email về thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất. Tư vấn trực tiếp về thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện  đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ. Dịch vụ thực tế về thanh toán hợp đồng bằng mua bán bằng ngoại tệ: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, soạn thảo, sửa đổi hợp đồng
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Phương

     

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178