• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều 15 Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND quy định về vấn đề hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

  • Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương khi Nhà nước thu hồi đất
  • Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT TẠI HẢI DƯƠNG

Kiến thức của bạn:

Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương khi Nhà nước thu hồi đất

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức về vấn đề hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương:

     Điều 15 Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND quy định về vấn đề hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

1. Loại gạo để hỗ trợ ổn định đời sống quy định tại Điểm c, Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP là gạo tẻ thường và đơn giá gạo theo Biểu giá bán lẻ bình quân phổ biến ban hành kèm theo Báo cáo giá cả thị trường hàng tháng của Sở Tài chính tại thời điểm hỗ trợ.

2. Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng vị trí đất nông nghiệp được bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng dự án.

3. Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi chung là đơn vị) thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì được xem xét hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền. Căn cứ vào mức thiệt hại và thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh thực tế để xem xét, hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể.

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ như sau:

- Trường hợp có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hoặc được cơ quan thuế chấp thuận thì được hỗ trợ tối đa bằng 30% của 1 (một) năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 (ba) năm liền kề trước đó, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 50.000.000đ/đơn vị;

- Trường hợp có báo cáo tài chính nhưng chưa được kiểm toán, hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì được hỗ trợ tối đa bằng 20% của 1 (một) năm thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm đã gửi cơ quan thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 (ba) năm liền kề trước đó, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 30.000.000đ/đơn vị;

- Trường hợp đơn vị mới tổ chức hoạt động hoặc đã và đang hoạt động nhưng không có lãi thì hỗ trợ tối đa không quá 10.000.000đ/đơn vị;

- Trường hợp không có báo cáo tài chính thì được hỗ trợ căn cứ bậc thuế môn bài do các hộ đang thực hiện để hỗ trợ, mức hỗ trợ như sau:

  • Bậc 1 không quá 10.000.000đ/1hộ;
  • Bậc 2 không quá 6.000.000đ/1hộ;
  • Bậc 3 không quá 5.000.000đ/1hộ;
  • Bậc 4 không quá 4.000.000đ/1hộ;
  • Bậc 5 không quá 3.000.000đ/1hộ;
  • Bậc 6 không quá 2.000.000đ/1hộ.
[caption id="attachment_92615" align="aligncenter" width="450"]Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương[/caption]

4. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông, lâm trường quốc doanh theo quy định tại Khoản 5, Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP nếu có hợp đồng giao khoán và bị thu hồi từ 30% diện tích đất nhận giao khoán trở lên thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất bằng tiền.

Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ thường theo giá tại biểu giá bán lẻ bình quân phổ biến ban hành kèm theo báo cáo giá cả thị trường hàng tháng của Sở Tài chính tại thời điểm hỗ trợ.

Thời gian hỗ trợ và diện tích đất để tính hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 3 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP .

5. Đối với hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT khi Nhà nước thu hồi đất:

  • Trường hợp Nhà nước thu hồi đất từ 30% diện tích đất nông nghiệp trở lên thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo quy định tại Khoản 3, Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP và Khoản 1 Điều này;
  • Được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm như đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Quy định này.

6. Hỗ trợ cho người lao động bị ngừng việc 

 Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được hỗ trợ do ngừng việc theo quy định sau đây:

  • Đối tượng hỗ trợ là người lao động quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 22 của Bộ Luật Lao động;
  • Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 6 (sáu) tháng đối với người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 (mười hai) tháng trở lên và không quá 3 (ba) tháng đối với các trường hợp còn lại;
  • Mức hỗ trợ cho một lao động trên một tháng ngừng việc bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu của khu vực có đất bị thu hồi cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm ngừng việc.

     Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về vấn đề hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất tại Hải Dương khi Nhà nước thu hồi đất quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.          

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178