Hình thức xử phạt với giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo
10:53 13/07/2017
Hình thức xử phạt giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo...giáo viên tiểu hoc...chửi Ngoại, xúc phạm anh chị em trong gia đình...tranh cãi gây ra xô xát với mẹ
- Hình thức xử phạt với giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo
- vi phạm đạo đức nhà giáo
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VỚI GIÁO VIÊN VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư,
Mình có người dì làm giáo viên tiểu hoc vì tranh chấp đất với anh chị em trong gia đình, nhiều lần chửi Ngoại và xúc phạm anh chị em trong gia đình. Gần đây nhất tranh cãi gây ra xô xát với mẹ mình. Bây giờ mình muốn thưa dì lên phòng giáo dục và yêu cầu ngưng công tác của dì mình như vậy có được không? Trường hợp của dì tôi có vi phạm đạo đức nhà giáo không và theo luật sẽ xử phạt thế nào?
Mong luật sư giải đáp giúp. Xin cám ơn
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Hiến pháp 2013
- Bộ luật Hình sự
- Nghị định số 27/2012/NĐ-CP
- Quyết định của bộ giáo dục và đào tạo số 16/2008/QĐ-BGDĐT
Nội dung tư vấn:
1. Có thể đưa đơn lên phòng giáo dục để xử lý giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo hay không?
Quyết định của bộ giáo dục và đào tạo số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 Quy định về đạo đức nhà giáo có các Điều sau đây:
Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp
"1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục."
Điều 5. Lối sống, tác phong
"1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng."
Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
"1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại."
Theo thông tin như bạn đã cung cấp, dì bạn vì tranh chấp đất với anh chị em trong gia đình đã nhiều lần chửi Ngoại, xúc phạm mọi người trong gia đình và tranh cãi gây ra xô xát với mẹ bạn. Như Quy định về đạo đức nhà giáo đã chỉ ra ở trên, thì dì bạn đã vi phạm vào Khoản 1 – Điều 4; Khoản 5 + 6 - Điều 5 và Khỏan 4 - Điều 6 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP.
Do vậy, bạn có thể đưa đơn phản ánh tình trạng đó của dì mình lên phòng giáo dục với lí do như trên để Phòng giáo dục xem xét và tiến hành các biện pháp xử lý kỉ luật. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp xử lý kỉ luật nào là Phòng giáo dục & Đào tạo xem xét và cân nhắc. [caption id="attachment_40378" align="aligncenter" width="494"] Hình thức xử phạt giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo[/caption]
2. Các biện pháp xử phạt giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo như thế nào?
Điều 52 – Luật cán bộ, công chức, viên chức có quy định về các hình thức kỉ luật với viên chức thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà dì của bạn phải chịu các hình thức kỉ luật như: Khiển trách; Cảnh cáo; hoặc Buộc thôi việc. Vậy, khi bạn đưa đơn, tùy theo mức độ vi phạm đạo đức của hành vi dì bạn đã thực hiện mà cô ấy có thể bị áp dụng các hình thức kỉ luật đã nêu trên chứ chưa chắc nghiêm trọng đến mức buộc thôi việc.
Thêm vào đó, Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định:
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Và Ðiều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định:
"Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Trong trường hợp của bạn, dì bạn đã nhiều lần chửi ngoại và xúc phạm anh chị em trong gia đình hơn nữa còn xảy ra xô xát với mẹ bạn do đó ngoài việc gửi đơn lên Phòng giáo dục bạn đương nhiên có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án nhân dân …) để được giải quyết nếu dì bạn vi phạm đạo đức nhà giáo xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm của các thành viên gia đình.
Ngoài ra, hành vi của người dì với gia đình bạn còn có thể cấu thành tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Vậy, bạn phải xem xét thật kỹ trước khi đưa hành vi của dì bạn ra trước pháp luật, cần đầy đủ chứng cứ, cần sự xác minh chính xác về hành vi.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn chế độ thai sản miễn phí trực tuyến qua tổng đài
- Tư vấn trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
- Tư vấn bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động
- Tư vấn bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng