Hành vi tạt axit thì bị truy cứu hình sự về tội cố ý gây thương tích không?
23:41 28/08/2017
Hành vi tạt axit thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?, Hành vi tạt axit là hành vi rất tàn độc không những gây hủy hoại về nhan [...]
- Hành vi tạt axit thì bị truy cứu hình sự về tội cố ý gây thương tích không?
- Hành vi tạt axit
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HÀNH VI TẠT AXIT
Câu hỏi của bạn:
Hành vi tạt axit thì bị truy cứu hình sự về tội cố ý gây thương tích không?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi qua email- Phòng tư vấn luật của công ty Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về hành vi tạt axit
Hành vi tạt axit là hành vi rất tàn độc không những gây hủy hoại về nhan sắc mà còn gây cố tật cho nạn nhân.Tùy vào hành vi cụ thể, nồng độ axit cũng như sự quyết liệt của hành vi phạm tội thì hành vi tạt axit có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích và tội giết người.
1. Sự nguy hại của hành vi tạt axit
Hành vi tạt là hành vi nguy hiểm cho xã hội đáng lên án. Nạn nhân của hành động ấy phải đối mặt với những chấn thương, tổn hại sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Thường thì người phạm tội tạt axit vào người khác với động cơ trả thù với mục đích gây cố tật suốt đời cho nạn nhân. Trên thực tế hiện nay có 3 loại axit đậm đặc cực mạnh, có tính ôxy hóa mạnh đó là axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HN03) và axit clohidric (HC1) gây ra bỏng cho nạn nhân và để lại cố tật như các loại sẹo như sẹo lồi, sẹo lõm. Khiến biến dạng hoàn toàn khuôn mặt, không thể khôi phục. Đặc biệt đối với ngoài việc gây ra những tổn hại sức khỏe trước mắt còn để lại những khủng hoảng tâm lý kéo dài, ảnh hưởng đến tương lai, hạnh phúc suốt phần đời còn lại. Tổn thương này khiến tương lai nghề nghiệp, lập gia đình, giao tiếp xã hội gần như bị đóng lại. Có nhiều nạn nhân của việc bị tạt axit không thể giao tiếp với bạn bè, người xung quanh trong một thời gian rất dài.
2. Hành vi tạt axit thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích không?
Theo quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ.
- Cấu thành của tội cố ý gây thương tích
Khách thể của tội cố ý gây thương tích
Hành vi cố ý gây thương tích cho người cho người khác trực tiếp xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.
Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích
Đó là hành vi dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm tác động trực tiếp lên các bộ phận cơ thể của nạn nhân. Đối với tội này thì thường căn cứ vào việc xác định tỷ lệ thương tật để xác định có phải là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân hay không.
Xác định hành vi của người đó có phạm tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân hay không thì cần phải xem xét vào mức độ của hành vi tấn công đó; kết hợp với sử dụng công cụ phương tiện phạm tội. Người phạm tội có đánh hay tác động vào những nơi xung yếu của nạn nhân hay không? Điều đó cần phải căn cứ vào từng tình huống cụ thể.
Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội mà tỷ lệ gây thương tật từ 11% đến 30%. Tuy nhiên dưới 11% nhưng thực hiện một trong các hành vi sau đây thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Tình tiết dùng hung khí nguy hiểm hoặc gây thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người.
Căn cứ Nghị quyết 01/2006 NQ-HĐTP của TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS có quy định:
" 3.1. Tình tiết "dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS
"Dung hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích cho B thì thuộc trường hợp "dùng hung khí nguy hiểm".
Tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân.
Theo nghị quyết hướng dẫn của Nghị quyết 02/2003 NQ-HĐTP hướng dẫn về tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân "Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.
Có thể lấy một số trường hợp sau đây trong Bản quy định tiêu chuẩn thương tật (ban hành kèm theo Thông tư số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội "quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới") để làm ví dụ:
a. Về trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân
Ví dụ: gây thương tích làm mất đốt ngoài (đốt 2) của ngón tay cái hoặc làm mất hai đốt ngoài (2+3) của ngón tay trỏ có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (các điểm a và b mục 5, phần IV, Chương I);
b. Về trường hợp làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân
Ví dụ: gây thương tích làm cứng khớp các khớp liên đốt ngón tay giữa (III) ở tư thế bất lợi có tỷ lệ thương tật từ 7% đến 9% (điểm c mục 5, phần IV, Chương I);
c. Về trường hợp làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân
Ví dụ: gây thương tích làm một mắt giảm thì lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (mục 7, phần II, Chương VIII);
d. Về trường hợp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân
Ví dụ: gây thương tích để lại sẹo to, xấu ở vùng trán, thái dương có tỷ lệ thương tật từ 6% đến 10% (điểm b, mục 1, phần I, Chương IV).
- Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
- Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Có tổ chức;
- Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
- Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
- Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
[caption id="attachment_49581" align="aligncenter" width="500"] Hành vi tạt axit[/caption]
Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích
Người phạm tội thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân với lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.Tuy nhiên, đối với hành vi tạt axit thì thường thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm trả thù, xâm phạm đến sức khỏe nhan sắc, chứ không phải là hướng đến tính mạng con người. Tuy nhiên, đối với trường hợp dẫn đến nạn nhân chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Chủ thể của tội cố ý gây thương tích
Người thực hiện hành vi tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.
Hình phạt tội cố ý gây thương tích
- Khung 1: thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm đối với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1.
- Khung 2: bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này,
- Khung 3: bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm đối với trường hợp phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
- Khung 4: bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân đối với trường hợp phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác
Kết luận: Hành vi tạt axit là hành vi rất tàn độc không những gây hủy hoại về nhan sắc mà còn gây cố tật cho nạn nhân.Tùy vào hành vi cụ thể, nồng độ axit cũng như sự quyết liệt của hành vi phạm tội thì hành vi tạt axit có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích. Theo như điểm d Thông tư số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội "quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới" thì hành vi tạt axit sẽ bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây ổn định cho sức khỏe của nạn nhân với tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân.
Do vậy, hành vi tạt axit thuộc trường hợp d ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân hoặc gây cố tật suốt đời của nạn nhân. Do vậy hành vi tạt axit sẽ bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích với tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. Hoặc tùy vào mức độ tỷ lệ thương tật có thể truy cứu trách nhiệm theo khoản 2,3,4 điều 104 BLHS hiện hành.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
-
Tội cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về hành vi tạt axit thì bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích không? . Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng.
Liên kết ngoài tham khảo: