Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói có phải đóng bảo hiểm xã hội
09:42 23/08/2019
Hợp đồng lao động bằng lời nói có phải đóng bảo hiểm xã hội. Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động........
- Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói có phải đóng bảo hiểm xã hội
- Hợp đồng lao động bằng lời nói
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BẰNG LỜI NÓI CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Kiến thức của bạn:
Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
Nội dung tư vấn : Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: [symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width=""]Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.[/symple_box]
Hợp đồng lao động bằng lời nói có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Thứ nhất, Hợp đồng lao động bằng lời nói khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 16, Bộ luật lao động năm 2012, hình thức của hợp đồng lao động được quy định như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Hợp đồng lao động bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán,thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản. Như vậy, theo như quy định trên đối với công việc tạm thời, công việc có tính chất không liên tục hoặc đối với lao động giúp việc gia đình có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói [caption id="attachment_25877" align="aligncenter" width="299"] Hợp đồng lao động bằng lời nói có phải đóng bảo hiểm xã hội[/caption]
Thứ hai, hợp đồng lao động bằng lời nói có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo điểm a và b khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi 2014 có quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Theo như quy định trên, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì thuộc đối tượng tham gia bao hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên quy định này đến năm 2018 mới có hiệu lực thi hành, người lao động mới có thể tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể tại khoản 1 điều 124 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “ Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.”
Như vậy, trường hợp giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói có đủ 1 tháng tới dưới 3 tháng thì hiện nay chưa thể tham gia bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178
- Tư vấn pháp luật lao động