• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giải quyết tranh chấp đất đai tại xã (phường) - Luật toàn quốc. Vấn đề xảy ra tranh chấp đất đai trên thực tế diễn ra khá nhiều. Nhiều khi sự việc xảy ra ...

  • Giải quyết tranh chấp đất đai tại xã (phường) - Luật toàn quốc
  • Giải quyết tranh chấp đất đai tại xã
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI XÃ

Câu hỏi của bạn:

     Chào luật sư! Gia đình em có mua 1 mảnh đất, đã sang tên xong được 5 tháng. Trên mảnh đất đó có 1 cái mái vẩy tạm để người anh họ của chủ đất cũ dựng nhờ lên để nấu nướng. Giờ gia đình tôi yêu cầu dỡ bỏ để tôi xây dựng thì người đó không chịu dỡ. Lại nói đất tranh chấp (người đó không giáp miếng đất mà chỉ là anh em họ). Không cho gia đình tôi vào xây dựng, cũng không chịu dỡ mái, lại còn mang dao ra đe dọa (có video). Gia đình tôi đã mời chủ cũ ra xã làm đơn trình bày nhưng xã cứ hẹn để hòa giải mà 3 tháng nay không giải quyết. Xin luật sư tư vấn giúp, tôi phải làm gì. 

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai tại xã:

1. Giải quyết tranh chấp đất đai tại xã

     Vấn đề xảy ra tranh chấp đất đai trên thực tế diễn ra khá nhiều. Nhiều khi sự việc xảy ra chưa đến mức cần đến sự can thiệp của Tòa án nhưng người dân vẫn nộp đơn trực tiếp tới Tòa khiến cho việc xét xử của Tòa án bị quá tải. Do đó, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

     Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành, sẽ được gửi đến các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, thông tin chủ đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên và môi trường nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở tài nguyên và môi trường đối với các trường hợp khác. [caption id="attachment_86398" align="aligncenter" width="391"]Giải quyết tranh chấp đất đai tại xã Giải quyết tranh chấp đất đai tại xã[/caption]

2. Giải quyết tranh chấp đất đai tại xã không thành

     Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 thì các tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

2.1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

     Đối với các vụ án tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, mà đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ như những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;… (Điều 100), được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã không thành thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân.

2.2. Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

     Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 mà xảy ra tranh chấp đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

     Một là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
  • Tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

     Hai là khi không đồng ý với quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; không đồng ý với quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

     Ba là khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

     Như vậy, trường hợp của bạn nếu giải quyết ở cấp xã phường không được thì gia đình bạn sẽ nộp đơn khởi kiện trực tiếp lên Tòa án để được giải quyết.

     Để được tư vấn chi tiết về giải quyết tranh chấp đất đai tại xã quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6500 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

     Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178