• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nếu người lao động từ chối quyền gặp gỡ đối thoại thì người giải quyết khiếu nại vẫn tiếp tục thực hiện thủ tục khiếu nại bình thường theo luật định.

  • Giải quyết khiếu nại về lao động theo quy định của pháp luật
  • Giải quyết khiếu nại về lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ LAO ĐỘNG 

Câu hỏi của bạn về giải quyết khiếu nại về lao động 

     Chào luật sư. Tôi có trường hợp sau: Trường hợp người giải quyết khiếu nại về lao động có gửi thư mời đến người khiếu nại để gặp gỡ đối thoại nhưng người khiếu nại từ chối nhận thư mời. Vậy trong trường hợp trên người giải quyết khiếu nại sẽ phải làm những gì. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cám ơn. 
Câu trả lời của Luật sư về giải quyết khiếu nại về lao động

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giải quyết khiếu nại về lao động Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về giải quyết khiếu nại về lao động như sau:

1. Cơ sở pháp lý giải quyết khiếu nại về lao động

2. Nội dung tư vấn giải quyết khiếu nại về lao động

Từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn chi tiết về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động hiện nay được áp dụng giải quyết theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, nghị định 24/2018/NĐ-CP. Nội dung tư vấn cụ thể như sau:

2.1. Giải quyết trường hợp người khiếu nại lao động từ chối nhận thư mời gặp gỡ đối thoại

     Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2018 quy định về khiếu nại lao động: 

     

1. Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

     Người lao động (hay người khiếu nại về lao động) sẽ thực hiện hành vi khiếu nại tới người có thẩm quyền (người giải quyết khiếu nại về lao động) giải quyết khi có căn cứ cho rằng hành vi về lao động của người sử dụng lao động vi phạm pháp luật về lao động và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại lao động được quy định tại Điều 10 của Nghị định này, trong đó có quyền:

b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

    Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại về lao động được quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này, trong đó có nghĩa vụ:

Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan .

    Như vậy, ta có thể thấy việc tổ chức đối thoại, gặp gỡ được quy định là nghĩa vụ của Người giải quyết khiếu nại về lao động nhưng có tham gia gặp gỡ đối thoại hay không lại là quyền của người khiếu nại về lao động. Sở dĩ quy định như vậy là để đảm bảo quyền lợi cho người khiếu nại về lao động (thường là người lao động). Trường hợp người giải quyết khiếu nại về lao động gửi thư mời đến người khiếu nại để gặp gỡ đối thoại nhưng người khiếu nại từ chối nhận thư mời thì có thể hiểu là người khiếu nại đã từ chối quyền tham gia gặp gỡ đối thoại trên. Do đó người giải quyết khiếu nại sẽ tiếp tục giải quyết khiếu nại bình thường theo thủ tục pháp luật quy định.  [caption id="attachment_142050" align="aligncenter" width="374"]Giải quyết khiếu nại về lao động Giải quyết khiếu nại về lao động[/caption]

2.2. Giải quyết khiếu nại về lao động 

     Trình tự giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, cụ thể:

  • Khi có căn cứ cho rằng người sử dụng lao động có hành vi, quyết định lao động ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu đến chính người sử dụng lao động, nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý có thể tiếp tục gửi đơn đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội hoặc gửi đơn trực tiếp đến Tòa án.
  • Người lao động có thể khiếu nại bằng đơn hoặc bằng miệng. Trường hợp khiếu nại bằng miệng thì người tiếp nhận khiếu nại phải hướng dẫn làm đơn theo quy định của pháp luật hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu người khiếu nại ký tên, điểm chỉ.
  • Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày kể từ ngày người lao động biết về hành vi của người sử dụng lao động bị khiếu nại, trừ trường hợp bị thiên tai, địch họa.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khiếu nại lần đầu không được giải quyết, người lao động có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc gửi khiếu nại lần hai đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Chánh thanh tra Sở lao động Thương binh và xã hội. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 45 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với những trường hợp phức tạp là không quá 60 ngày. Ở vùng sâu, vùng xa là 60 ngày kể từ ngày thụ lý và không quá 90 ngày đối với những trường hợp phức tạp.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn quy định thì người lao động có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục hành chính.
Kết luận: Tham gia gặp gỡ đối thoại là quyền của người lao động khi gặp phải các tình huống tranh chấp về lao động, là cơ hội để người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận, thương lượng với nhau về các vấn đề liên quan đến tranh chấp đôi bên. Nếu người lao động từ chối quyền này thì người giải quyết khiếu nại vẫn tiếp tục thực hiện thủ tục khiếu nại bình thường theo luật định.

Bài viết tham khảo

     Để được tư vấn chi tiết về giải quyết khiếu nại về lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Huyền Diệu

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178